Trong một giờ coaching hôm qua - tôi hỏi về "tự do tài chính" - một chủ đề khá sôi nổi trong thời gian gần đây.
Tôi đặt vấn đề: Em muốn đầu tư chứng khoán, mục đích là được tự do tài chính trong tương lai.
Coach hỏi lại: đối với Em, thế nào là tự do tài chính (tdtc)?
Tôi trả lời: theo Em thì tdtc là Em sẽ làm những điều mình thích mà không phải lăng tăng suy nghĩ đến tiền nửa.
Ví dụ: Em muốn đi du lịch xuyên Việt, mất 1 tháng rưỡi nhưng lại lo công ty không cho nghỉ phép dài ngày như vậy, nếu nghỉ việc để đi đến lúc về thì mất nguồn thu nhập, phải lo đi tìm việc,...
Coach: Vậy Em sẽ làm gì khi Em được tdtc?
Tôi suy nghĩ và trả lời: Em vẫn đi làm và vẫn muốn làm những điều mình thích một cách thoải mái...
Coach nói: ủa vậy Em đang tdtc rồi đó. Vì:
(1) - Hiện tại, Em có tiền đi chơi, hoặc có đủ tiền để làm điều mình thích như mua đôi giày, chiếc xe,... mà không phải vay mượn ai, không bị ràng buộc bởi ai.
(2) - Em đang lo sợ đi chơi về thì thất nghiệp nên mất nguồn thu nhập. Rồi không biết mình sẽ tự nuôi mình trong bao lâu, tâm trạng 1 tháng sẽ khác 1 năm. => đây là nổi sợ trong tương lai! Vậy làm sao để loại bỏ được nổi sợ này?
Không ai biết trước được tương lai xãy ra chuyện gì.
- Cái mình có thể làm là ở hiện tại, vì vậy hãy làm những gì tốt nhất ở hiện tại, để được nhiều người tin tưởng, thì lúc đó mình có giá trị, rồi công ty sẽ giữ mình và nhiều công ty khác muốn mời mình về làm việc,...
- Cân bằng thu chi, tích lũy.
- Suy nghĩ đến việc đầu tư, chứng khoán là kênh đầu tư có thể nghĩ đến.
- Tạo điều kiện tốt nhất để đầu tư cho bản thân sao cho phục vụ khách hàng tốt nhất.
Tôi hỏi: Như thế nào là làm tốt công việc của mình?
Coach:
- Mình biết lắng nghe để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, khách hàng nào cũng đối xử như khách hàng nào, dù giàu-nghèo, địa vị xã hội ra sao.
- Từ đó ta tạo ra giá trị cho mình và cho xã hội.
- Tái đầu tư để sinh lời, trong đó có Đầu tư vào bản thân.
- Để cho dù bị ở nhà, vẫn ở được một thời gian lâu nhất…
- …
Tôi phản biện: Em thường có sự thiên vị trong cách làm việc! Thường ưu tiên cho những vị chức to mà ít gấp gáp đối với cấp dưới hơn. Vì đơn giản, người có chức to thường tạo ra giá trị cao hơn người?
Hoặc người có cảm tình, dễ mến sẽ hỗ trợ tốt hơn người mà mình cảm thấy thiếu thiện cảm trước đó! Vậy thì có gì sai chăng?
Coach: Chúng ta là con người, không có gì đúng hoán toàn mà cũng không có gì sai hoàn toàn, thỉnh thoảng chúng ta cũng buồn-vui lẫn lộn, nhưng trong mọi trường hợp chúng ta cần hiểu khách hàng của chúng ta cần gì để phục vụ cho đúng. Ví dụ: một khách hàng quan trọng gởi yêu cầu để hỗ trợ, ta biết là phải gấp nên ưu tiên nhưng ít nhất phải hỏi lại khi nào cần, cần kết quả liền - 1 ngày sau - sau khi 1 tuần đi công tác về,... tương ứng với mỗi trạng thái như vậy mà chúng ta linh hoạt mà sắp xếp.
Tôi: Vậy có thể nói tự do tài chính phần nào đó là một trạng thái cảm xúc!