Hãy luôn làm điều đúng đắn cho dù phải chịu tổn thương

Ngôn ngữ sẽ không có sức mạnh khắc sâu vào tâm trí nếu không có một sự kính sợ tinh tế tính hiện thực của nó.

—Edgar Allan Poe

Khi mà bạn nhận ra rằng mình đã lọt vào một cái hố sâu, thì việc đầu tiên bạn làm sẽ là ngừng việc đào đất lại.

Hãy lắng nghe những người lớn tuổi hơn mình. Học hỏi những kinh nghiệm sống của họ. Đừng lặp lại các sai lầm tương tự.

Hãy lắng nghe những ý kiến trái chiều với mình. Nghe để thấu hiểu, chứ không phải để gượng ép quan điểm cá nhân.

Hãy đi du lịch đến vùng đất khác biệt với nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên.

Hãy hiểu rằng luôn luôn có người giàu có hơn mình, và đừng bao giờ cố đuổi kịp họ.

Thế giới không hề quan tâm đến việc bạn trông như thế nào, nhưng người ta lại rất quan tâm đến việc bạn đối xử với họ như thế nào.

Thế giới sẽ nhấn chìm bạn nếu bạn cho nó cơ hội.

Đừng gian dối. Những quy tắc tồn tại là để bảo đảm mọi người đều có cơ hội bình đẳng như nhau.

Luật pháp được đặt ra là để giữ cho xã hội được ổn định. Nếu bạn phá luật, xã hội sẽ trừng phạt bạn. Hãy chuẩn bị tâm lý cho điều đó.

Hãy học cách xin lỗi chân thành.

Học cách tha thứ cho chính mình; đừng để những quyết định sai lầm định hình con người tương lai của bạn.

Nếu có làm điều gì đó chưa đúng, hãy sửa lỗi và làm cho nó đúng đắn trở lại, không quan trọng là bạn mắc lỗi với ai.

Đừng chết như một kẻ ngu ngốc

Đừng bao giờ nói: “Hey, cầm giúp ly bia, và hãy xem đây!”

Hôn nhân không phải là về tình yêu, nó là sự cam kết. Tình yêu, tình dục và thân thể bạn đều sẽ dần tàn phai. Trong hôn nhân, thân thể bạn thuộc về vợ hoặc chồng mình. Hãy đối xử với nó như vậy. Là đàn ông, hãy yêu thương vợ mình. Là phụ nữ, hãy tôn trọng chồng mình và những quyết định của anh ấy. Đừng sinh con nếu bạn chưa sẵn sàng chăm sóc chúng, vì bạn không thể trả lại chúng.

Thân thể bạn không phải là một sân chơi, nó là một ngôi đền tôn thờ những điều cao quý. Hãy chăm sóc nó thật tốt.

Hãy có một niềm tin mù quáng như một đứa trẻ vào buổi sáng ngày Giáng Sinh.

Đừng chỉ nghĩ về mỗi bản thân mình, tự kiêu chưa bao giờ có cái kết tốt đẹp.

Thần Phật rèn luyện những người mà ông yêu thương. Hãy xem những hoàn cảnh khó khăn như là cơ hội để học hỏi.

Giáo dục là rất đắt giá, nhưng ngu si thì còn tốn kém nhiều hơn.

Hãy trọng danh dự, làm điều đúng đắn dù cho có phải chịu tổn thương.

Đọc nhiều quyển sách khác nhau – du lịch, khoa học, triết học, tiểu thuyết hư cấu, lịch sử. Nâng cao độ sâu của trí tuệ; rời xa bóng tối của cái dốt. Tránh xa mạng xã hội Twitter và Instagram. Đọc những quyển sách lịch sử được viết bởi những người đã trải nghiệm qua nó, chứ không phải bởi những người diễn giải nó. Hãy so sánh và đối chiếu sự tương phản giữa Fyodor Dostoevsky và Jordan Peterson.

Chúc bạn may mắn với những nỗ lực trong tương lai. Hãy nhớ rằng khi những người già như chúng tôi đi rồi, thì tương lai là phụ thuộc vào con cái của các bạn và con cái của những người hàng xóm của bạn.

Chúc bạn bình an.

Craig Brougher

Các quyết định mà chúng ta đưa ra sẽ trở thành cuộc đời mà ta đang sống…
Bob Friedman

Thế giới không hề quan tâm đến việc bạn trông như thế nào, nhưng người ta lại rất quan tâm đến việc bạn đối xử với họ như thế nào. (Ảnh: LeThang)

Nguồn: Trích một phần bài viết từ chuyên mục gởi thế hệ tương lai của Epoch Times

SQL và NoSQL

Nói về cơ sở dữ liệu (CSDL), có hai loại giải pháp chính: SQL và NoSQL (CSDL quan hệ và CSDL phi quan hệ). Cả hai đều khác nhau về cách chúng được xây dựng, loại thông tin lưu trữ và phương pháp lưu trữ mà chúng sử dụng.

CSDL quan hệ được cấu trúc và có các lược đồ được xác định trước như danh bạ lưu trữ số điện thoại và địa chỉ. CSDL phi quan hệ thì không có cấu trúc, được phân phối và có một lược đồ động như các thư mục, tập tin chứa mọi thứ từ địa chỉ, số điện thoại của một người đến các sở thích mua sắm trực tuyến và những lượt 'like' trên Facebook của họ.

#SQL

CSQL quan hệ lưu trữ dữ liệu theo hàng và cột. Mỗi hàng chứa tất cả thông tin về một thực thể và mỗi cột chứa tất cả các điểm dữ liệu riêng biệt. Một số CSDL quan hệ phổ biến nhất là MySQL, Oracle, MS SQL Server, SQLite, Postgres và MariaDB.

#NoSQL

Sau đây là các loại NoSQL phổ biến nhất:

Key-Value Stores: Dữ liệu được lưu trữ trong một mảng các cặp key-value. 'Key' là tên thuộc tính được liên kết với 'Value'. Các hệ quản trị Key-Values phổ biến như: Redis, Voldemort và Dynamo.

Document Databases: Trong các CSDL này, dữ liệu được lưu trữ trong Document (thay vì các hàng và cột trong bảng) và các Document này được nhóm lại với nhau trong các bộ sưu tập. Mỗi Document có thể có cấu trúc hoàn toàn khác nhau. Document Databases phổ biến như CouchDB và MongoDB.

Wide-Column Databases: Thay vì là 'tables', CSDL cột có tập các cột là nơi chứa cho các hàng. Không giống như SQL, chúng ta không cần biết tất cả các cột ở phía trước và mỗi hàng không nhất thiết phải có cùng số cột. Cơ sở dữ liệu cột phù hợp nhất để phân tích các tập dữ liệu lớn. Những tên tuổi lớn: Cassandra và HBase.

Graph Databases: Khi mà các mối quan hệ của dữ liệu được biểu diễn tốt nhất trong một biểu đồ thì hãy suy nghĩ đến Graph Database. Dữ liệu được lưu trong cấu trúc đồ thị với các nodes (thực thể), properties (thông tin về các thực thể) và lines (kết nối giữa các thực thể). Ví dụ: Neo4J và InfiniteGraph.

#Những sự khác biệt nhất giữa SQL và NoSQL

Storage: SQL lưu trữ dữ liệu trong các bảng trong đó mỗi hàng đại diện cho một thực thể và mỗi cột đại diện cho một điểm dữ liệu về thực thể đó; ví dụ: Nếu ta lưu trữ một thực thể xe hơi trong một bảng, các cột khác nhau có thể là 'Màu', 'Kiểu dáng', 'Loại xe', v.v.

Cơ sở dữ liệu NoSQL có các mô hình lưu trữ dữ liệu khác nhau. Những thứ chính là Key-Values, Document, Graph và Column. 

Schema: Trong SQL, mỗi record (bản ghi) tuân theo một lược đồ cố định, nghĩa là các cột phải được quyết định và chọn trước khi nhập dữ liệu và mỗi hàng phải có dữ liệu cho mỗi cột. Lược đồ có thể được thay đổi sau đó, nhưng nó liên quan đến việc sửa đổi toàn bộ CSDL.

Trong NoSQL, các lược đồ là động. Các cột có thể được thêm nhanh chóng và mỗi 'hàng' (hoặc tương đương) không cần phải chứa dữ liệu cho mỗi 'cột.'

Querying: Hệ quản trị CSDL SQL sử dụng ngôn ngữ SQL (structured query language: ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) để xác định và thao tác dữ liệu, đây là điểm mạnh. Trong hệ quản trị NoSQL, các truy vấn tập trung vào một tập hợp các tài liệu. Đôi khi nó còn được gọi là UnQL (Ngôn ngữ truy vấn không có cấu trúc). Các hệ CSDL khác nhau có các cú pháp sử dụng UnQL khác nhau.

Scalability: Trong hầu hết các tình huống phổ biến, Hệ quản trị CSDL SQL có thể mở rộng theo chiều dọc, tức là nâng cấp phần cứng (RAM, CPU, v.v.), điều này có thể gây tốn kém, chúng ta cũng có thể mở rộng bằng cách thêm nhiều máy chủ nhưng sẽ có nhiều thử thách và mất thời gian.

Trong khi đó, hệ quản trị CSDL NoSQL có khả năng mở rộng theo chiều ngang, có nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng thêm nhiều máy chủ hơn trong cơ sở hạ tầng NoSQL để xử lý nhiều lưu lượng truy cập. Bất kỳ phần cứng thông dụng hay cloud cũng có thể lưu trữ CSDL NoSQL, do đó nó tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với mở rộng theo chiều dọc. Rất nhiều công nghệ NoSQL tự động phân phối dữ liệu trên các máy chủ.

Reliability or ACID Compliancy (Atomicity, Consistency, Isolation, Durability)Phần lớn các hệ quản trị CSQL SQL đều tuân thủ ACID. Vì thế  khi nói đến độ tin cậy của dữ liệu và đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch, cơ sở dữ liệu SQL vẫn là lựa chọn hàng đầu.

Hầu hết các giải pháp NoSQL ưu tiên cho hiệu suất và khả năng mở rộng, nên hi sinh ACID .

#SQL vs NoSQL - Sử dụng cái nào?

Khi nói đến công nghệ, không có 1 giải pháp nào phù hợp với tất cả. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp dựa vào cả SQL và NoSQL cho những nhu cầu khác nhau. NoSQL đang trở nên phổ biến vì tốc độ và khả năng mở rộng thì SQL có thể hoạt động tốt hơn ở một số ngữ cảnh; Chúng ta cần lựa chọn công nghệ nào phù hợp với từng trường hợp sử dụng.

Dưới đây là một số lý do để chọn cơ sở dữ liệu SQL:

  1. Chúng tôi cần đảm bảo ACID. Việc tuân thủ ACID làm giảm sự rủi ro và bảo vệ tính toàn vẹn của CSDL bằng cách chỉ định chính xác cách mà các giao dịch tương tác với CSDL. Nói chung, cơ sở dữ liệu NoSQL hy sinh tuân thủ ACID để có khả năng mở rộng và tốc độ xử lý, nhưng đối với nhiều ứng dụng thương mại điện tử và tài chính, CSDL tuân thủ quy tắc ACID vẫn là lựa chọn ưu tiên.
  2. Dữ liệu của bạn có cấu trúc và không thay đổi. Nếu doanh nghiệp của bạn không có sự phát triển vượt bậc đòi hỏi nhiều máy chủ hơn và nếu bạn chỉ làm việc với dữ liệu có tính nhất quán, thì có thể không có lý do gì để sử dụng một hệ thống được thiết kế để hỗ trợ nhiều loại dữ liệu và lưu lượng truy cập cao.

Lý do sử dụng cơ sở dữ liệu NoSQL:

Big data (dữ liệu lớn) đang tạo nên sự thành công lớn cho NoSQL, chủ yếu là do chúng xử lý dữ liệu khác với cách xử lý của SQL. Một vài ví dụ phổ biến về cơ sở dữ liệu NoSQL là MongoDB, CouchDB, Cassandra và HBase.

  1. Lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu không có cấu trúc hoặc ít cấu trúc. NoSQL không đặt ra giới hạn về các loại dữ liệu mà chúng ta có thể lưu trữ cùng nhau và cho phép chúng ta thêm các loại dữ liệu mới khi nhu cầu thay đổi. Với Document Database, bạn có thể lưu trữ dữ liệu ở một nơi mà không cần phải xác định trước “loại” dữ liệu nào.
  2. Khai thác tối đa điện toán đám mây và lưu trữ. Lưu trữ dựa trên đám mây là một giải pháp tiết kiệm chi phí tuyệt vời nhưng yêu cầu dữ liệu phải dễ dàng phân bố nhiều máy chủ để mở rộng quy mô. Sử dụng phần cứng thông thường hiện có hoặc trên đám mây giúp bạn tiết kiệm được những phần mềm bổ sung phức tạp và NoSQL như Cassandra được thiết kế để mở rộng trên nhiều trung tâm dữ liệu mà không phải đau đầu.
  3. Phát triển nhanh chóng. NoSQL cực kỳ hữu ích cho việc mở rộng nhanh chóng vì nó không cần phải chuẩn bị trước. Nếu bạn đang làm việc thường xuyên cập nhật cấu trúc dữ liệu trên các hệ thống mà không cần phải ngưng hệ thống.

 Nguồn: https://www.educative.io/

Bao nhiêu dữ liệu được tạo ra mỗi ngày?

“Dữ liệu là dầu mỏ mới” có lẽ là một trong những câu cửa miệng phổ biến nhất nêu bật tầm quan trọng của dữ liệu. Phải thừa nhận rằng phép ẩn dụ này hơi thiếu chính xác, nhưng nó vẽ nên bức tranh về dấu ấn trực tuyến tập thể của chúng ta liên quan đến nền kinh tế toàn cầu và lối sống kỹ thuật số của chúng ta.

Nhưng có bao nhiêu dữ liệu được tạo ra mỗi ngày? Thành thật mà nói, không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi cơ bản này, kể cả Googles, Amazons và Facebook
  • Đầu năm 2020, lượng dữ liệu trên thế giới ước tính là 44 zettabyte.
  • Đến năm 2025, lượng dữ liệu được tạo ra mỗi ngày dự kiến ​​sẽ đạt 463 exabyte trên toàn cầu.
  • Google, Facebook, Microsoft và Amazon lưu trữ ít nhất 1.200 petabyte thông tin.
  • Thế giới chi tiêu gần 1 triệu $ mỗi phút cho các mặt hàng trên Internet.
  • Electronic Arts xử lý khoảng 50 terabyte dữ liệu mỗi ngày.
  • Đến năm 2025, sẽ có 75 tỷ thiết bị IoT trên thế giới
  • Đến năm 2030, cứ 10 người từ 6 tuổi trở lên thì có 9 người sẽ sử dụng kỹ thuật số.


Tính đến 7/2020, đã có hơn 4,8 tỷ người dùng Internet trên thế giới.

Nói cách khác, gần 60% dân số trên hành tinh vào thời điểm đó đang làm gì đó liên quan kỹ thuật số. Tỷ lệ sử dụng Internet ở Bắc Mỹ và Châu Âu là khoảng 90%, nhưng nhóm người truy cập web lớn đến từ Châu Á, chiếm hơn 50% tổng lưu lượng truy cập.

Châu Phi, lục địa đông dân thứ hai trên hành tinh, đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng 12.441% từ năm 2000 đến năm 2020. Với những thống kê này, không có gì ngạc nhiên khi lượng dữ liệu được tạo ra hàng ngày ngày càng tăng.

80% nội dung trực tuyến hiện có chỉ bằng 1/10 các ngôn ngữ.

Một trong nhiều lý do khiến hàng tỷ người vẫn không sử dụng là họ không hiểu những nội dung có sẵn. Vì vậy, mặc dù sự mở rộng, sự phát triển của dữ liệu trên internet vẫn chưa đủ đa dạng để đáp ứng cho tất cả mọi người.

Google xử lý 1,2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm.

Hiện tại, Google là công ty dẫn đầu không thể tranh cãi trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Mỗi năm, 1,2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm diễn ra nhờ Google.

Tất nhiên, đó là con số đáng kinh ngạc. Với bao nhiêu dữ liệu trên Internet hiện nay so với những năm 2000, đó là điều không thể tin được.

71,5 tỷ ứng dụng được tải xuống trên toàn thế giới trong nửa đầu năm 2020.

Thống kê này đánh dấu sự tăng trưởng của dữ liệu được tạo ra mỗi ngày bởi các ứng dụng được tải xuống từ Google Play và App Store. Google Play có tổng số 52,3 tỷ ứng dụng được tải xuống trong khi App Store có 18,3 tỷ.

Thế giới chi tiêu gần 1 triệu $ mỗi phút cho các mặt hàng trên Internet.

Mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng, vì hành trình trực tuyến của người mua, từ lần đầu tiên truy cập trang web đến khi mua hàng, thường được ghi lại đầy đủ, mỗi lần mua hàng đều đóng góp vào lượng dữ liệu được tạo ra mỗi ngày.

Cũng trong mỗi phút lượng thông tin trên Internet cho thấy: 

  • Có khoảng một triệu lượt xem trên Twitter.
  • Khoảng 41,6 triệu tin nhắn được gửi trên Snapchat và Facebook Messenger. 
  • 1 triệu người đăng nhập vào Facebook.

Năm 2020, khoảng 306,4 tỷ email được gửi và nhận mỗi ngày.

Email đã là một phương tiện giao tiếp được sử dụng rộng rãi tại nơi làm việc hoặc cho các mục đích cá nhân. Khi đại dịch COVID-19 tấn công toàn cầu năm 2020, buộc nhiều công ty trên toàn thế giới phải chuyển từ làm việc ở văn phòng sang làm việc tại nhà, giao tiếp trực tuyến càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Với gần 306,4 tỷ email được gửi và nhận mỗi ngày trong năm ngoái, không thể phủ nhận email là một chỉ số quan trọng của sự tăng trưởng thông tin.

Gần 5 tỷ video trên Youtube được xem mỗi ngày.

Nhìn vào dữ liệu được tạo ra mỗi ngày bởi YouTube, chúng ta có thể thấy rằng nền tảng video nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

Ước tính mỗi ngày Facebook tạo ra 4 petabyte dữ liệu.

Công ty mẹ của Instagram vẫn đang tự phát triển. Trên thực tế, số lượng người dùng tích cực của nó đã có xu hướng tăng lên kể từ quý 1 năm 2011.

Tính đến quý 1 năm 2020, khoảng 1,8 tỷ người đăng nhập vào trang mạng xã hội phổ biến nhất sau mỗi 24 giờ. Và hiện tại lượng dữ liệu truy cập đó vẫn chưa giảm xuống ở thời điểm hiện tại.

18,7 tỷ tin nhắn văn bản được gửi mỗi ngày trên toàn thế giới.

Ngoài email, nhắn tin là một trong những hoạt động thường xuyên nhất diễn ra trên mạng. Dựa trên số liệu thống kê, lượng dữ liệu văn bản được tạo ra mỗi ngày trên toàn cầu là hơn 18 tỷ. Một phần ba số này, hay 6 tỷ SMS, được gửi ở Hoa Kỳ hàng ngày.

Electronic Arts xử lý khoảng 50 terabyte dữ liệu mỗi ngày.

Trò chơi đã là một ngành công nghiệp mới chớm nở trong nhiều thập kỷ, với lượng người dùng ngày càng mở rộng. Vậy chơi game sử dụng bao nhiêu dữ liệu? Rất khó để ước tính, nhưng một số gã khổng lồ chơi game, chẳng hạn như EA, có dữ liệu của riêng họ. EA nhận được khoảng 50 terabyte dữ liệu mới mỗi ngày.

5G có thể tăng tốc độ truyền dữ liệu lên đến 100 lần và giảm độ trễ từ khoảng 20 mili giây xuống còn 1 mili giây.

Trong tương lai, khi việc áp dụng kết nối di động 5G ngày càng phổ biến, lượng dữ liệu được tạo ra hàng ngày sẽ không còn là điều khó hiểu. Hãy tưởng tượng bạn sẽ tiêu thụ bao nhiêu nội dung nếu bạn có thể tải xuống toàn bộ phần phim truyền hình trong vòng chưa đầy một phút.

Tính đến tháng 7/2020, trung bình mỗi thuê bao sử dụng 5G ở Hàn Quốc sử dụng 26,9 GB. Mức sử dụng dữ liệu như vậy cao hơn 2,6 lần so với mức tiêu thụ của các thuê bao 4G thông thường. Tốc độ internet nhanh hơn gần như chắc chắn sẽ khiến lượng dữ liệu được tạo ra hàng ngày tăng vọt.

Đến năm 2030, 90% dân số trên 6 tuổi sẽ trực tuyến.

Với sự hỗ trợ của mạng 5G và các thiết bị IoT, mức độ truy cập internet trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh. Một ước tính đã tiết lộ rằng, vào tháng 1/2019, có hơn một triệu người dùng mới mỗi ngày. 

Có bao nhiêu dữ liệu được tạo ra mỗi ngày?

Biết được lượng dữ liệu được tạo ra mỗi ngày chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta không biết chiến lược sử dụng nó như thế nào. Giống như dầu mỏ, bản thân dữ liệu có rất ít giá trị nội tại. Thay vào đó, điều thực sự quan trọng là những thông tin chi tiết hữu ích có thể học được từ đó. Xem có bao nhiêu dữ liệu trên Internet và bao nhiêu được bổ sung hàng ngày, chắc chắn sẽ có rất nhiều thứ thu được từ việc khai thác nó một cách chính xác.

Tham khảo từ nguồn: https://seedscientific.com/

Cuộc đối thoại giữa rùa và cá

Thuở xưa có con cá sống dưới hồ nước cùng với con rùa. Một hôm cá lội tung tăng và gặp rùa. Cá liền hỏi, dạo này rùa đi đâu mà tôi không gặp anh? Rùa đáp tôi dạo chơi trên mặt đất khô trở về.

- Đất khô à, cá lấy làm ngạc nhiên, anh nói đất khô, vậy đất khô là gì? Đất mà làm sao khô được? Tôi chưa khi nào thấy bùn đất mà khô cả.

Bản tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:

- Bạn nghĩ như vậy cũng tốt. Nhưng kỳ thực, những nơi mà tôi đi qua mấy hôm rày là mặt đất khô khan.

- Này anh rùa, anh nói rõ lại coi. Đất khô mà anh nói ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?

- Không.

- Đất khô có mát mẻ, êm dịu và dễ chịu không?

- Không.

- Đất khô có trong suốt và ánh sáng có rọi xuyên qua được không?

- Không.

- Đất khô có mềm mại để mình bơi lội trong ấy không?

- Không.

- Đất có di chuyển và trôi chảy thành dòng không?

- Không.

Cá rất bực mình với loạt trả lời không, không của rùa nhưng vẫn gặng hỏi.

- Đất có nổi sóng và tan ra thành bọt không?

- Không. Rùa thành thật trả lời.

Cá bỗng nhiên cười lớn, lộ vẻ hân hoan của người thắng cuộc.

- Tôi đã bảo rằng đất khô của anh chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và anh đã xác nhận rằng đất khô là không. Không phải là gì hết thì là hư vô chứ còn gì.

- Được, rùa đáp, tốt lắm. Này bạn cá, nếu bạn quả quyết rằng đất khô là hư vô, không có gì hết thì cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, ai đã biết nước và đất liền rồi thì chắc chắn sẽ chê bạn là con cá dại dột, vì quả quyết rằng những gì mà mình không biết là hư vô, là không có gì hết.

(Theo Truyện cổ Phật giáo)

Sự hài hòa trong các mối quan hệ

Ý tôi muốn đề cập ở đây là mối quan hệ giữa người với người, với tôi đơn giản một mối quan hệ không như một cuộc giao dịch mua bán nào đó xong rồi thì thôi.
Mà nó còn là sự đan xen giữa những cảm xúc tích cực: Khát khao, tin tưởng, yêu thương, ham muốn, nhiệt tình, lãng mạn, hy vọng, và các cảm xúc tiêu cực:....
Hoặc giả một mối quan hệ tốt đẹp không xảy ra trong một sớm một chiều. Họ cam kết, thỏa hiệp, tha thứ và hơn hết là sự nổ lực của đôi bên để xây dựng được mối quan hệ đó.

Tóm tắt buổi chia sẻ chủ đề: Sự hài hòa trong các mối quan hệ - Harmony in Relationships. (Diễn giả: Mike George) 

4 nguyên tắc hòa giải những mối quan hệ khó khăn (hiểu) - Difficult Relationships:

  1. Consciousness (ý thức): bạn là gì.
  2. Self Responsibility (chịu trách nhiệm với bản thân): Những gì bạn cần nhận ra.
  3. Curiosity (tò mò): là cái bạn cần làm.
  4. Emotional upsetness is like a solar flare (cảm xúc khó chịu như là một ngọn lửa mặt trời)
    1. Không xấu | Không tốt
    2. Không đúng | không sai
    3. Nó cũng không là nên | không nên. 

Người khó hiểu (chịu) là gì - Difficult Person? Là một ai đó:

  • Họ làm cái mà bạn không muốn họ làm.
  • Họ không làm cái mà bạn muốn họ làm, và thế là bạn không biết làm gì với họ.  

Chịu trách nhiệm với bản thân là gì - Self Responsibility?

  • Đó không phải là cái bạn nói hoặc làm điều đó làm tôi cảm thấy như vậy.
  • Đó là cái tôi làm với cái bạn nói hoặc làm điều đó khiến tôi cảm thấy như vậy. 

Trong mối quan hệ:

  • Chỉ nên tạo sự ảnh hưởng
  • Không nên kiểm soát. (Nếu kiểm soát đối phương, bạn sẽ mang thống khổ vào thân mà thôi)

Công thức: E + R = O
(Event + Response = Outcome)
Hằng ngày ta nhận được nhiều tin tức, sự kiện,... tùy theo cách phản hồi của ta mà sẽ cho ra một kết quả nào đó.

Phương pháp hàn gắn mối quan hệ: 10 điểm cần lưu ý

  1. Realise and accept responsibility: Nhận thức và chịu trách nhiệm
  2. Check your creation of your version of them: Cách tạo ra người khác trong ý thức của mình.
  3. Ask your self, what can I give?
  4. Lay the foundation of respect: Nên tảng của mối quan hệ là sự tôn trọng.
  5. Free your self from expectations: Tách bạch hạnh phúc và những kỳ vọng của bạn.
  6. If you feel cornered ‘serve’ your way out:
  7. Don’t take anything personally: Đừng đưa quan điểm cá nhân vào bất cứ điều gì.
  8. See them as your teacher (hãy tự hỏi, tại sao họ làm điều đó với mình?)
  9. Seek to understand them (tại sao họ làm như vậy? – lắng nghe để hiểu ai đó)
  10. See the person not the positive.
  11. [Bonus] Send them good wishes: Gởi năng lượng tốt lành tới người đang giận mình, gặp mặt trực tiếp để dễ lan tỏa nguồn năng lượng tốt của bạn cho đối phương.   

Những câu hỏi liên quan:

?Làm thế nào khi họ không muốn thay đổi

  • Đừng  mong chờ ai thay đổi
  • Ta phải là người thay đổi.

?Làm thế nào để tôi ngừng phản ứng với họ? (3 điều trường học không dạy chúng ta)

  • Hiểu về bản thân
  • Các cơ chế trong mối quan hệ
  • Quản lý tài chính

?Làm thế nào để biết tôi có đang gây khó dễ cho một ai đó.

  • Mối quan hệ là tấm gương phản chiếu.
  • Hãy nhìn vào "bên trong" để bạn biết điều gì phải thay đổi.

Cảm ơn trung tâm InnerSpace.