Xử lý lỗi CredSSP encryption oracle làm remote desktop không được.

Lỗi CredSSP encryption oracle...
Thường xuất hiện khi remote desktop từ máy trạm đến Windows Server.
  • Sau khi cài đặt Windows Server.
  • Chạy Windows Update.
  • Mở firewall.cpl để mở port 3386 cho phép remote desktop.
  • Nhưng khi remote desktop mà vẫn xuất hiện hộp thoại này: 


Một trong những cách xử lý lỗi:

Bước 1: start -> run, gõ lệnh gpedit.msc.
Bước 2: Computer Configuration > Administrative Templates > System > Credentials Delegation.
Bước 3: Click chuột vào "Encryption Oracle Remediation"
  • Chọn Enabled.
  • Chọn Vulnerable ở mục Protection Level.

Có thể cần phải restart lại máy Windows Server.

Mô hình dữ liệu mối quan hệ thực thể (Entity-Relationship Data Model)

Mô hình dữ liệu mối quan hệ thực thể (Entity-Relationship Data Model)

Ví dụ: Thiết kế mô hình quan hệ thực thể (ER) cho cơ sở dữ liệu của trường đại học

Cơ sở dữ liệu của trường đại học

Lưu trữ thông tin chi tiết về sinh viên đại học (STUDENT), các khóa học (PROGRAM), học kỳ (COURSE) mà sinh viên đã tham gia một khóa học cụ thể (và điểm của sinh viên nếu sinh viên đã hoàn thành nó) và bằng cấp cho mỗi sinh viên đã đăng ký học. Cơ sở dữ liệu mang tính chất minh họa các mối quan hệ để dễ hình dung.

Entities:

  • STUDENT.
  • PROGRAM.
  • COURSE.

Attributes:

  • Sinh viên có một hoặc nhiều tên riêng, họ, mã định danh sinh viên, ngày tháng năm sinh & năm họ ghi danh lần đầu. 
  • Một chương trình có tên, mã định danh chương trình, tổng điểm tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp và năm bắt đầu.
  • Một khóa học có tên, mã định danh khóa học, giá trị điểm tín chỉ, một năm (ví dụ: năm 1) và một học kỳ (ví dụ: học kỳ 1).

Relationships:

  • Trường đại học cung cấp một hoặc nhiều chương trình.
  • Một chương trình được tạo thành từ một hoặc nhiều khóa học.
  • Một sinh viên phải ghi danh vào một chương trình.
  • Một sinh viên tham gia các khóa học nằm trong chương trình của mình.
  • Khi một sinh viên tham gia một khóa học, năm học & học kỳ sinh viên đó đã học sẽ được ghi lại. Khi sinh viên kết thúc khóa học, kết quả (điểm số) sẽ được ghi lại.

ER diagram

Giải thích:

  • STUDENT là một thực thể mạnh, với mã số định danh: Student_Id, được tạo ra để làm khóa chính dùng để phân biệt giữa các học sinh (chúng ta có thể có sinh viên cùng tên).
  • PROGRAM là một thực thể mạnh, với mã số định danh: Program_Id, là khóa chính được sử dụng để phân biệt giữa các PROGRAM.
  • Mỗi sinh viên phải đăng ký vào một chương trình, vì vậy thực thể STUDENT tham gia hoàn toàn vào mối quan hệ ENROLLS_IN nhiều-một với PROGRAM. Một chương trình có thể tồn tại mà không cần có bất kỳ sinh viên đăng ký nào, vì vậy nó tham gia một phần vào mối quan hệ này.
  • COURSE có ý nghĩa khi tồn tại PROGRAM, vì vậy nó là một thực thể yếu, với Course_Id như một khóa yếu. Có nghĩa là một thực thể COURSE được xác định duy nhất bằng cách sử dụng thêm mã định danh của PROGRAM: Course_Id và Program_Id. Là một thực thể yếu, COURSE hoàn toàn tham gia vào mối quan hệ xác định nhiều-một với PROGRAM của chính nó.
  • STUDENT và COURSE có liên quan thông qua mối quan hệ nhiều-nhiều: ATTEMPTS; một COURSE có thể tồn tại mà không có sinh viên và một STUDENT có thể được ghi danh mà không cần học bất kỳ khóa học nào.
  • Khi một sinh viên tiếp cận một khóa học, có những thuộc tính cần thiết để ghi nhận như: Year, Semester, Mark, Grade.


Kiến trúc Three-Schema

Ba cấp độ của trừu tượng hóa dữ liệu (Data abstraction).

Mục tiêu của kiến trúc này là tách những ứng dụng người dùng ra khỏi mô hình dữ liệu vật lý.

Kiến trúc three-schemas

Trong kiến trúc này, các lược đồ có thể xác định ở ba cấp độ sau:

1. External Schema

Lược đồ bên ngoài: Là phần cơ sở dữ liệu mà người dùng cụ thể quan tâm. Nó ẩn các chi tiết không liên quan đến người dùng như việc truy xuất hoặc lưu trữ dữ liệu.

Ví dụ: một người dùng phòng kinh doanh sẽ chỉ thấy dữ liệu liên quan đến bán hàng.

2. Conceptual Schema

Lược đồ khái niệm: Mô tả cấu trúc cơ sở dữ liệu của toàn bộ cơ sở dữ liệu cho cộng đồng người dùng. Lược đồ này ẩn thông tin về cấu trúc lưu trữ vật lý và tập trung vào việc mô tả kiểu dữ liệu, thực thể, mối quan hệ,...

3. Internal Schema 

Mô tả cách cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị vật lý như ổ cứng. Lược đồ nội bộ sử dụng mô hình dữ liệu vật lý và mô tả chi tiết đầy đủ về đường dẫn truy cập và lưu trữ dữ liệu cho cơ sở dữ liệu.

Ví dụ về kiến trúc three-schemas

Để rõ ràng hơn, hãy xem xét ví dụ về việc truy cập một trang web thông qua máy tính cá nhân.

Trình duyệt web trên máy tính của bạn là cấp bên ngoài (1) vì bạn chỉ nhận được trang web được hiển thị trên màn hình của mình mà không cần biết những gì đang diễn ra bên trong. Máy chủ lưu trữ trang web là cấp độ khái niệm (2) khi nó nhận yêu cầu của bạn, truy xuất dữ liệu bạn muốn từ cơ sở dữ liệu và sau đó gửi dữ liệu đó trở lại máy tính của bạn. Cơ sở dữ liệu (được lưu trữ trên một số phương tiện vật lý) đại diện cho mức vật lý. Nó chứa dữ liệu bạn quan tâm.

Tại sao phải sử dụng three-schemas

  • Nhiều người dùng sẽ truy cập vào cùng một dữ liệu, nhưng có thể xem các tùy chỉnh dữ liệu khác nhau.
  • Người dùng không cần tác động trực tiếp lên cơ sở dữ liệu vật lý.
  • Người quản trị cơ sở dữ liệu có thể thay đổi cấu trúc lưu trữ cơ sở dữ liệu mà không làm ảnh hưởng đến chế độ xem của người dùng.
  • Khi có các thay đổi được thực hiện đối với các khía cạnh vật lý của lưu trữ thì cấu trúc bên trong của cơ sở dữ liệu sẽ không bị ảnh hưởng.


Mô hình dữ liệu (Data models)

Giới thiệu về mô hình dữ liệu

Mô hình dữ liệu là một tập hợp các khái niệm hoặc ký hiệu để mô tả dữ liệu, mối quan hệ dữ liệu (data relationships), ngữ nghĩa dữ liệu (data semantics) & các ràng buộc dữ liệu (constraints data).

Để lưu trữ dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu, chúng ta cần một số cấu trúc dữ liệu. Nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu thường bao gồm một số cấu trúc dữ liệu phức tạp mà người dùng không sử dụng. Để hiệu quả về mặt truy xuất dữ liệu và giảm độ phức tạp cho người dùng, các nhà phát triển đã trừu tượng hóa dữ liệu (data abstraction), tức là ẩn các chi tiết không liên quan khỏi người dùng.

Các loại mô hình dữ liệu:

1 - Mô hình dữ liệu High-level conceptual

Mô hình dữ liệu High-level conceptual cung cấp cách trình bày dữ liệu tương tự như cách mọi người nhìn nhận dữ liệu. Một ví dụ điển hình là mô hình mối quan hệ thực thể, sử dụng các khái niệm như thực thể, thuộc tính và mối quan hệ.

Mô hình mối quan hệ thực thể

Một thực thể đại diện cho một đối tượng trong thế giới thực, chẳng hạn như một nhân viên hoặc một dự án. Thực thể có các thuộc tính đại diện như tên, địa chỉ và ngày sinh của nhân viên. Mối quan hệ thể hiện sự liên kết giữa các thực thể; ví dụ, một nhân viên làm việc trong nhiều dự án. Một mối quan hệ tồn tại giữa nhân viên và mỗi dự án.

2 - Mô hình dữ liệu Record-based logical

Các mô hình dữ liệu logic dựa trên bản ghi cung cấp các khái niệm mà người dùng có thể hiểu nhưng vẫn tương tự như cách dữ liệu được lưu trữ trên máy tính. 3 mô hình dữ liệu nổi tiếng thuộc loại này là:

  • Hierarchical: Cấu trúc này bắt buộc mỗi bản ghi CON chỉ có một CHA, trong khi mỗi bản ghi CHA có thể có một hoặc nhiều bản ghi con

Car có hai con là Engine và Body,...

  • Network: Sau này được thay thế bởi mô hình quan hệ.
  • Relational: Mô hình quan hệ biểu diễn dữ liệu dưới dạng quan hệ hoặc bảng. Ví dụ, hệ thống cơ sở dữ liệu trường đại học chứa nhiều bảng (quan hệ) mà lần lượt có một số thuộc tính (cột) và bộ dữ liệu (hàng).

3 - Mô hình dữ liệu Physical.

Biểu thị cách dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, cách nó được phân tán và sắp xếp trong bộ nhớ, và cách nó sẽ được truy xuất từ ​​bộ nhớ. Về cơ bản, mô hình dữ liệu vật lý đại diện cho mỗi bảng, cột và thông số kỹ thuật của nó, v.v. Nó cũng nêu bật cách các bảng được xây dựng và liên quan với nhau trong cơ sở dữ liệu.

Bảng STUDENT có liên quan đến bảng DEPARTMENT thông qua thuộc tính Dep_Id.

Chúng ta có thể thấy bảng STUDENT bao gồm các thuộc tính như Std_Id, Std_Name, Age với các kiểu dữ liệu của chúng, tương tự đối với bảng DEPARTMENT. Mũi tên cho thấy hai bảng này được kết nối như thế nào trong mô hình này.


Xuyên Việt - Phần 1

Xuyên Việt bằng xe máy, là một trong những mục tiêu mà tôi mong muốn thực hiện ít nhất một lần trong đời.

Thời điểm thực hiện chuyến xuyên Việt này đã chín mùi, khi các nhân duyên đã rất tốt. Nhiều lý do là  động lực để thực hiện được chuyến đi này:

  1. Bắt đầu bước đầu tiên của giai đoạn tự do tài chính.
  2. Kỷ niệm 10 năm làm việc tại một công ty.
  3. Mong muốn đặt chân ở thánh địa của thiền phái Trúc Lâm (Nơi có địa danh tên là Am Ngọa Vân).

Biết ơn các nhân duyên đã hỗ trợ như Ba Mẹ luôn liên lạc hỏi thăm, những người thân quan tâm trong suốt chuyến đi, đồng nghiệp đã hỗ trợ nhiều trong công việc được xuyên suốt, bạn bè gặp trong suốt chuyến đi.

Lịch trình.

Ngày                         Nghỉ đêm

0            30-Jun         Xuất phát từ Sài Gòn.
1            01-Jul          Phan Thiết
2            02-Jul          Phan Rang
3            03-Jul          Phú Yên
4            04-Jul          Quảng Ngãi
5            05-Jul          Quảng Nam
6            06-Jul          Đà Nẵng (nhà chị Vy)
           07-Jul          Huế
8            08-Jul          Đồng Hới
9            09-Jul          Hang Va
10          10-Jul          Phong Nha
11          11-Jul          Nghệ An 
12          12-Jul          Nghệ An (
Đồi chè Thanh Chương)
13          13-Jul          Ninh Bình
14          14-Jul          Hà Nội
15          15-Jul          Hà Nội
16          17-Jul          Quảng Ninh (Yên Tử)
17          18-Jul          Quảng Ninh (Vân Đồn) 

Sau khi tham quan và gặp gỡ một số đồng nghiệp ở Hà Nội thì mình gởi xe máy lên tàu hỏa để vận chuyển vào Hồ Chí Minh và mình đón xe bus xuống Quảng Ninh.

Số kilomet đi được khoảng hơn 2000.



Gió Lào cát trắng

Ngọn gió Lào cát trắng của đời tôi
Tôi của cát của gió Lào khắc nghiệt

Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi
Và trên cát lại thêm cồn cát mới
Cỏ mặt trời lăn như bánh xe
Cuộc đời tôi có cát chở che
Khi đánh giặc cát lại làm công sự
Máu đồng đội và máu tôi đã đổ
Trên cát này mà gió quạt vừa se
Cây tôi trồng chưa đủ bóng che
Bom giặc cắt lá cành tơi tả
Củ khoai ở đây nhỏ hơn củ khoai cánh đồng màu mỡ

Trái mãng cầu rám vỏ - gió đi qua
Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa
Bàn chân lún bàn chân thêm bỏng rát
Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những gương mặt mai sau

Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương
Dẫu đôi khi tôi chẳng bằng lòng
Với cái cát làm bàn chân rát bỏng
Với cái gió làm chín lừ da mặt
Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi
Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi
Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa. 

Xuân Quỳnh [1942 - 1988]

Hạnh của ĐẤT - NƯỚC - LỬA - KHÔNG KHÍ

Hạnh của ĐẤT – NƯỚC – LỬA  KHÔNG KHÍ để nuôi dưỡng và phát triển bốn đức: TỪ  BI  HỶ  XẢ.

Hạnh của ĐẤT

Đất bao giờ cũng dày dặn rộng lớn bao la, có khả năng thu nhận và chuyển hóa dù người ta có đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch như hoa, nước thơm, sữa thơm hoặc đổ và rải xuống đất những thứ dơ bẩn và hôi hám như phân nước tiểu, máu mủ, đàm nhớt thì đất cũng tiếp nhận những thứ đó một cách thản nhiên, không tham đắm, không giận hờn cũng không ghê tởm.

Hành sự như NƯỚC.

Khi người ta giặt những thứ thơm tho hoặc dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tham dắm tủi nhục hoặc buồn khổ và chán chường. Nước bao la, lưu chuyển và có năng lực hóa giải và gạn lọc.

Hành sự như LỬA

Lửa đốt cháy mọi thứ kể cả những cái đẹp đẽ hoặc hôi hám và dơ bẩn, nhưng lửa không vì vậy mà cảm thấy hoặc tham đắm hoặc tủi nhục buồn giận và chán trường. Lửa có năng lực thiêu đốt, gạn lọc và hóa giải.

Hành sự như KHÔNG KHÍ

Không khí thổi đi những thứ mùi thơm hoặc thối, dù mùi đó là máu mủ phân và nước tiểu mà không cảm thấy hoặc tham đắm hoặc tủi nhục buồn giận hay chán trường. Không khí có khả năng giải tỏa, gạn lọc và hóa giải.

Quán niệm thân và tâm.

Quán niệm thân thể nơi thân thể.

Đại chúng! Nhân gian thường bị vướng mắc trong bốn cái cạm bẫy lớn.
  • Cạm bẫy thứ nhất là dục lạc.
  • Cạm bãy thứ hai là kiến thức.
  • Cạm bẫy thứ ba là nghi lễ.
  • Cạm bẫy thứ tư là ý niệm về ngã.
(Kinh tiếng gầm của sư tử)
Thích Nhất Hạnh 11/10/1926 - 22/1/2022

(Trích trong Chương 62 - Đừng vội tin cũng đừng vội bài bác từ tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng - TS Thích Nhất Hạnh)