NỘI LỰC [Con Người] là gì?

Duyên lành đã đưa tôi đến lớp học "Thấu Hiểu Nội Tâm - Kiến Tạo An Vui" - Khóa 5, [13/9-19/9] của cộng đồng WIT, hơn những gì mong đợi, gần một ngàn người có mặt tham gia khóa học online là cộng nghiệp tốt để khóa học kéo dài thêm ba ngày.

Với chất giọng khá đặc biệt của vị Thầy đã hệ thống hóa nội dung bài giảng về nội tâm của con người vô cùng sâu sắc, có thể đặt tên và gọi tên những cảm xúc tinh tế sâu thẫm nhất trong con người để ta có thể hiểu chúng. 

Thêm đó là những câu hỏi và chia sẻ [chân thật] của những bạn học như phần nào giúp tôi hiểu được bài giảng và những khía cạnh vi tế của cuộc sống.

Rất trân trọng biết ơn người đã gieo duyên để tôi được đến lớp học, biết ơn vị Thầy giảng bài, ban tổ chức WIT, những anh chị bạn đã đặt câu hỏi-chia sẻ và toàn bộ những người tham dự khóa học.
Với tôi, hệ thống bài giảng này vi diệu và kinh điển thể hiện ở 2 điểm:
  • Có thể sẽ trường tồn với thời gian.
  • Mọi lứa tuổi có thể lĩnh hội được.
Chỉ trong 10 ngày học diễn ra từ 6h45-11h mỗi tối [có hôm lên đến 4h sáng hôm sau], mà lượng kiến thức có được là vô cùng to lớn và quý giá, loạt bài viết tiếp theo tôi sẽ tổng hợp những định nghĩa - những mẫu chuyện mà nhận được từ vị Thầy.
Thực sự thì nó không có gì mới - nó nằm trong mỗi người chúng ta, nhưng vì nó được bao phủ bởi những lớp màn vô minh - mà chưa có ai giúp ta vén lên những bức màn đó để ta có thể khai sáng cho chính ta. Tên của khóa học là: LỘ TRÌNH NÂNG TẦM NHẬN THỨC THẤU HIỂU NỘI TÂM, mang đầy đủ ý nghĩa của nó.

Tiếp cận: Thông thường con người ta bị vướng mắc gởi sáu rào cản (hay gọi là cái kén)

  1. LẬP TRÌNH BÌNH THƯỜNG => HẠN CHẾ TỰ NHẬN THỨC: Lập trình là 1 con người bình thường – hạn chế tự nhận thức (không thể làm cái này cái kia). Ai cũng có hạn chế tự nhận thức này. Đây là 1 sợi xích hay cái kén dày bao bọc mình. Lập trình làm một con người tầm thường.
  2. SỢ THẤT BẠI
  3. SỢ CHỈ TRÍCH, PHÊ BÌNH
  4. THIẾU HIỂU BIẾT
  5. THIẾU ĐIỀU KIỆN
  6. THIẾU TẦM NHÌN RÕ RÀNG
Ta là một quả trứng, ta muốn ta là thức ăn hay là sinh mệnh?

Thông thường, sự đau khổ giúp ta thay đổi nếu sự đau khổ không làm ta thay đổi thì sự đau khổ lớn hơn, sự đau khổ lớn hơn không làm chúng ta thay đổi thì sự đau khổ khủng khiếp làm chúng ta thay đổi, sự thay đổi khủng khiếp không làm chúng ta thay đổi thì sự mất mát làm chúng ta thay đổi.

Dẫn chứng: 

  • Trứng gà đập từ bên ngoài => thức ăn.
  • Trứng gà đâp từ bên trong ra là sinh mệnh. 
  • Nếu chúng ta không tự bước ra cái kén thì bị xã hội dồn nén, mất mát, đau khổ chúng ta mới thay đổi => chúng ta làm thức ăn cho Xã Hội

(Còn nữa) 

[SÁCH] - Giữ thái độ để luôn tạo thuận lợi cho mình

1. Mỗi lúc, mỗi nơi, hãy tạo giá trị cho xã hội chung quanh, bất chấp giá trị đó to hay nhỏ.

Ở nơi nào có trẻ em, nếu sáng tạo ra một trò chơi cho chúng thì bạn đã tạo ra một giá trị. Nếu tham gia chơi cùng chúng, bạn đã tạo ra một trải nghiệm vô cùng quý báu cho chúng. Còn nếu bạn lôi cuốn được tất cả đám đông cùng chơi, bạn sẽ được xem là một thủ lĩnh.

Mỗi giây mỗi phút, xã hội đều khao khát đón nhận những giá trị dù to hay nhỏ từ mỗi cá nhân. Và nếu chính bạn tạo ra những giá trị mới cho một tập thể hay một công đồng, bạn không cần vỗ ngực, đương nhiên sẽ được xem như một lãnh đạo.

2. Làm thật tốt việc của mình, đừng can thiệp vào việc của người khác.

Người thức thời chớ bao giờ mất thời gian để can thiệp vào những sự việc không mang lại lợi ích cho ai. Lộ trình của bạn sẽ chậm lại, chứ không nhanh lên nếu bạn đã trót để mất thời gian vào những chuyện không đâu. Hãy tập trung vào việc của bạn.

3. Ngay trong những tình huống bình thường nhất, cũng cần dựng tạo lòng tin.

Khi cần thiết, bạn nên chọn im lặng, thay vì tham gia bàn bạc vô tội vạ. Bạn đừng bao giờ có những ý nghĩ tạm bợ, những giải pháp vá víu, những hành động qua ngày. Thái độ tạm bợ sẽ làm cho bạn thấp giá, mất đi sự tín nhiệm của xã hội cho những việc lớn. Người đời vẫn thường kính trọng những ai cẩn mật trong tư duy và lời nói.

Lộ trình thành công bắt buộc phải kiệm lời. Hãy xem lời nói như viên đạn, phải biết dùng nó đúng thời điểm, đúng tình huống để bắn trúng đích. 

4. Đừng bỏ lỡ cơ hội để tôn vinh người khác.

Bất cứ tình huống nào cho phép, hãy nói lời chúc mừng và vinh danh những người đã thực hiện bất cứ việc gì, cho dù là việc to hay nhỏ. Được bạn tôn vinh, họ sẽ nhớ mãi và sẽ trả lễ nhiều lần như thế.

Ngược lại, khi đối tác phạm lỗi, bạn hãy tìm lời lẽ để mọi người dễ dàng chấp nhận một sự việc khó cho mọi người, được thực hiện trong những điều kiện không lý tưởng với ít phương tiện. Đỡ lời là biết sống với xã hội, đỡ lời là hiểu được rằng không phải ai cũng là Lý Thường Kiệt hay Trần Hưng Đạo bách chiến bách thắng, mà xã hội toàn những người như bạn và tôi, có rất nhiều khiếm khuyết. Mỗi cố gắng đều cần được tôn vinh, mỗi chiến công, cho dù nhỏ phải được khen thưởng. Còn nếu những chiến công đó là do thành viên trong gia đình tạo nên thì bạn hãy ăn mừng. 

5. Tránh tạo nên những phản ứng đối nghịch vô ích hoặc những sự ghen tuông, ganh tị không cần thiết.

Ngày nay, chúng ta thường xuyên được chứng kiến những màn khoe khoang của nả...

Người khoe ra những thứ đó sẽ nhận được những lời khen hời hợt, những lời chúc mừng qua quít cho những thứ rất phù phiếm, đã tốn tiền, mà còn cả công, còn thì để lại cho xã hội là chút vị đắng của sự ganh tị, khó chịu.

Xã hội mà không yêu bạn thì bạn sẽ đi đâu xa?

6. Chớ bao giờ tự khen mình.

Tự đánh giá tốt về mình sẽ chỉ làm cho người khác đánh giá bạn thấp đi. Việc đánh giá sẽ chỉ có giá trị khi một nhân vật thức ba làm việc này.

7. Hãy trung thành với những người trung thành với bạn, mà trước nhất là vợ (chồng) bạn.

"Giàu vì bạn, sang vì vợ", tôi thấy câu nói ấy đúng quá và muốn nhắc nhở bạn: Chớ nên có những lời nói hoặc hành động vô tri với "một nửa của mình". Lộ trình thành công nằm ở đó, chưa kể tới lộ trình hạnh phúc, bạn nhé.

8. Cơ hội bao giờ cũng tới như một thách thức, thậm chí mình có thể tự tạo cơ hội.

Để tôi lấy một ví dụ. Vào năm 1964, một kỹ sư vô danh tiểu tốt bên Pháp đề nghị với chính quyền các đô thị bên Pháp được chỉnh trang lại toàn bộ các bảng chỉ đường. Ông sẽ làm việc này miễn phí. Đổi lại, ông xin được độc quyền trưng bày các biển quảng cáo ở những vị trí phù hợp. 

9. Hãy nới rộng các mối quan hệ, vòng bạn bè thân hữu.

Xây dựng được quan hệ bạn bè rồi, phải biết cách duy trì, vun đắp tình bạn. Việc giữ gìn tình bạn không nhất thiết phải đi nhậu với nhau mỗi chiều, mà có khi chỉ cần có những ý nghĩ đằm thắm tích cực cho nhau.

10. Chớ bao giờ nên đặt vấn đề của bạn cho ai đó giải quyết.

Hãy tránh ngay từ đầu việc mở cửa cho ai đó tới chia sẻ nỗi niềm, điều này chỉ khiến bạn thêm vướng chân và mất tập trung. Lôi kéo thành bè không giải quyết được việc gì mà chỉ thêm rối, cuối cùng có thể mang tới những bất lợi, nếu chẳng may những người bạn ngày hôm nay không hẳn còn là bạn trong ngày mai. 

11. Đừng bao giờ sống với chữ "nếu".

Người thành công không bao giờ nuối tiếc kết quả, vì họ đã thực sự "cho hết đi những nỗ lực có thể cho". Vậy hãy là winner, bạn nhé! Hãy nhìn nhận kết quả, không mang chút nuối tiếc, phân tích khuyết điểm và tiến lên. Bản chất của người hùng chân chính là thế. 

12. Hãy để sự tự ái của bạn chôn sâu trong túi.

Tự ái cá nhân là một thứ khó nuốt nhất cho những người chung quanh, nhất là khi bạn chưa có thành tích gì đáng kể. Thực ra, chính những người đạt được nhiều thành công lại hiểu rất rõ rằng: Chỗ tốt nhất để đặt tự ái của họ chính là lúc họ đang đứng trước một công việc khổng lồ. Tự ái đúng chỗ là khả năng tập trung mọi nghị lực để vượt qua chướng ngại vật.

13. Luôn luôn giữ thái độ tích cực với mọi người, trước mọi vấn đề.

Khi bạn có thái độ tích cực thì đâu đó trong cơ thể bạn, các hóa chất cấu tụ lại để cho phép trí tưởng tượng của bạn vượt ra khỏi biên giới của sự tầm thường, trái tim của bạn sẽ đập thình thình để thúc đẩy bạn tìm ra cái mới. Thái độ tích cực không chỉ là một phản ứng tâm lý, mà còn là động lực của sự thay đổi, của sự phát minh. Bạn càng suy nghĩ tích cực thì bạn sẽ càng phong phú suy diễn. Tính túy của bạn sẽ mang lại tinh hoa cho người chung quanh.

14. Trong đà tích cực nói trên, bạn hãy luôn luôn ý thực được rằng ngày nay, không có việc gì thực hiện một mình. 

Hợp tác còn là một thái độ nhân văn, người với người. Chúng ta hãy ý thức rằng mình sinh ra để cùng nhau xây dựng.

15. Hãy luôn luôn chủ động.

  • Chủ động về thời gian
  • Chủ động về những lựa chọn
  • Chủ động về địa điểm
  • Chủ động chọn đối tác
  • Chủ động về lộ trình và chiến lược

Đức Phật đã dạy rằng không ai có thể cứu giải người khác, cho dù là người thân nhất. Nghiệp chướng hoàn toàn thuộc về người đã gieo nghiệp. Chẳng gì có thể thay đổi được dòng đi của một sinh mạng, trừ khi chính bản thân tự cứu giải.

Bạn ạ, xin hãy khắc ghi 10 chữ tôi tặng: "Bạn không thể thành công, nếu bạn không chủ động". Nếu không nghe tôi, bạn sẽ đi từ bi hài kịch này sang bi hài kịch nọ, sẽ tốn rất nhiều thời gian một cách vô bổ, và nhất là bạn sẽ bỏ qua bao nhiêu cơ hội khi không còn tâm trí để giữ bình tĩnh và tỉnh táo.

16. Mỗi ngày tiến bộ một tí.

Bạn ạ, "mỗi ngày tiến một tí" đã là châm ngôn của tôi trong nhiều năm. Không ai có thể xây thành Rome trong một ngày. Không ai mới sinh ra đã biết hết, hiểu hết, giải lý được hết, thực hiện được hết. Chúng ta có cả một cuộc đời để học thêm và trau dồi kiến thức và kỹ năng.


Tóm tắt một số ý chính tôi tâm đắc trong chương 6 của cuốn sách:
Một đời như kẻ tìm đường [Trang: 116-136] - GS. Phan Văn Trường
 

Ngày đầu tiên đi học

Trong ký ức, thực sự thì mình không nhớ ngày đầu tiên đi học của mình như thế nào, nay cũng hơn 30 năm rồi, giờ chỉ nhớ vài chi tiết lúc đi học mẫu giáo ở hợp tác xã chơi cùng đám bạn trên những bao lúa của người dân để phơi khi có nắng hoặc vài chi tiết lúc ở nhà Ba Mẹ dạy học 24 chữ cái - lúc đó bộ chữ làm từ gỗ hay sao đó, rất to - được Ba mình đi đâu xa mua về, mà mình nhớ là cả xóm chỉ có mỗi mình có bộ chữ ấy, cũng có thể là chỉ có một mình mình trong độ tuổi để tập học chữ. :)

Rồi cứ như vậy, xuyên suốt mỗi 5 tháng 9 là lễ khai giảng một năm học mới, sau ba tháng hè nghỉ nắng với đủ thứ trò chơi của tuổi thơ nào là bắn bi, hái hoa phượng để chơi đá gà, bẻ trái phượng hoặc trái bàng để lấy hạt ăn, bẫy chim, đánh đáo ăn thun, kiếm hột pơ để dành cắt nhỏ làm đạn chơi ống nổ coi ai thụt nổ to hơn, rồi chơi dế, rồi nuôi cá bảy màu, hoặc có những lần xé hết cuốn vở để làm diều thế là bị ăn đòn hoặc có những lúc liều lĩnh hơn là đi hái trái cây trộm,... ôi tuổi thơ hay tuổi trẻ - ngồi kể cả ngày chắc không hết được những trò chơi ngày ấy - mà nay gọi là kỷ niệm. 

Đã lâu lắm rồi - mình không còn đi khai giảng, nhưng hầu như vào ngày này mình cũng thường hay bồn chồn - nao nức - có phần nhớ nhung về những kỷ niệm thời đi học. Năm học này đặc biệt hơn những năm trước, các bạn học sinh và các thầy cô giáo, họ không được đi đến trường, đến lớp, sẽ không đứng dưới những gốc phượng vĩ trốn nắng, không thấy bảng đen phấn trắng, những cái bàn ghế gỗ hoặc mùi ẩm móc trong lớp học một thời gian dài thiếu hơi ấm của các bạn học sinh.

Có lẻ từ đây, các bạn học sinh, sinh viên - kể cả các thế hệ lớn tuổi khác sẽ thay đổi từ cách học thụ động sang chủ động một cách triệt để. Ví như khi đến trường thì chúng ta sẽ bắt buộc theo học các môn học ở trường - nay ta sẽ chuyển thành học các môn mình yêu thích!!!
Quay lại vấn đề ngày đầu tiên đi học, mình sẽ chơi bản nhạc này bằng Harmonica, là nhạc cụ mà thời sinh viên mình thèm được có một cái giờ mới có cơ hội để sở hữu - với tinh thần tự học, và cũng là mục tiêu nho nhỏ là phải biết chơi loại nhạc cụ này trong đời. :)
 
 

Ngày đầu tiên đi học

Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện

Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc, 
Mẹ dỗ dành yêu thương!
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhòa
Cô vỗ về an ủi, 
Chao ôi sao thiết tha!

Ngày đầu như thế đó
Cô giáo như mẹ hiền
Em bây giờ cứ ngỡ,
Cô giáo là cô tiên
Em bây giờ khôn lớn
Vẫn nhớ về ngày xưa
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ cô cùng vỗ về.

Sheet nhạc


Nốt nhạc để chơi Harmonica

Sol Sol Đố Sol Mi
Fa  La  Fa  La  Rế
Rê  Đồ Rê  Đồ Mi, 
Fa La Rê Sol Sol

Sol Sol Đố Sol Mi
Fa  La  La  Rế  Rế
Rê Mi Đồ Rê Mi, 
Rê Rê Rê Mi Rê Đồ

Sol Sol Đố Rê Đố Rê
Đố Rê Đố Sol Rế
Sol Sol Rế Sol Rế Sol, 
La Đố Rế Sol Sol

Đố Đố Sol Đố Rê
Đố Rê Sol Rế Đố
Rế Rế Sol Sol Rế
Rế Sol Rế Rế Sol Đồ

Ngày 5/9/2021

Tự do tài chính

Trong một giờ coaching hôm qua - tôi hỏi về "tự do tài chính" - một chủ đề khá sôi nổi trong thời gian gần đây.
Tôi đặt vấn đề: Em muốn đầu tư chứng khoán, mục đích là được tự do tài chính trong tương lai.

Coach hỏi lại: đối với Em, thế nào là tự do tài chính (tdtc)?

Tôi trả lời: theo Em thì tdtc là Em sẽ làm những điều mình thích mà không phải lăng tăng suy nghĩ đến tiền nửa.
Ví dụ: Em muốn đi du lịch xuyên Việt, mất 1 tháng rưỡi nhưng lại lo công ty không cho nghỉ phép dài ngày như vậy, nếu nghỉ việc để đi đến lúc về thì mất nguồn thu nhập, phải lo đi tìm việc,...

Coach: Vậy Em sẽ làm gì khi Em được tdtc?

Tôi suy nghĩ và trả lời: Em vẫn đi làm và vẫn muốn làm những điều mình thích một cách thoải mái...

Coach nói: ủa vậy Em đang tdtc rồi đó. Vì:
(1) - Hiện tại, Em có tiền đi chơi, hoặc có đủ tiền để làm điều mình thích như mua đôi giày, chiếc xe,... mà không phải vay mượn ai, không bị ràng buộc bởi ai.
(2) - Em đang lo sợ đi chơi về thì thất nghiệp nên mất nguồn thu nhập. Rồi không biết mình sẽ tự nuôi mình trong bao lâu, tâm trạng 1 tháng sẽ khác 1 năm. => đây là nổi sợ trong tương lai! Vậy làm sao để loại bỏ được nổi sợ này?
Không ai biết trước được tương lai xãy ra chuyện gì. 
  • Cái mình có thể làm là ở hiện tại, vì vậy hãy làm những gì tốt nhất ở hiện tại, để được nhiều người tin tưởng, thì lúc đó mình có giá trị, rồi công ty sẽ giữ mình và nhiều công ty khác muốn mời mình về làm việc,...
  • Cân bằng thu chi, tích lũy.
  • Suy nghĩ đến việc đầu tư, chứng khoán là kênh đầu tư có thể nghĩ đến.
  • Tạo điều kiện tốt nhất để đầu tư cho bản thân sao cho phục vụ khách hàng tốt nhất.
Tôi hỏi: Như thế nào là làm tốt công việc của mình?

Coach
  • Mình biết lắng nghe để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, khách hàng nào cũng đối xử như khách hàng nào, dù giàu-nghèo, địa vị xã hội ra sao.
  • Từ đó ta tạo ra giá trị cho mình và cho xã hội.
  • Tái đầu tư để sinh lời, trong đó có Đầu tư vào bản thân.
  • Để cho dù bị ở nhà, vẫn ở được một thời gian lâu nhất…
Tôi phản biện: Em thường có sự thiên vị trong cách làm việc! Thường ưu tiên cho những vị chức to mà ít gấp gáp đối với cấp dưới hơn. Vì đơn giản, người có chức to thường tạo ra giá trị cao hơn người? 
Hoặc người có cảm tình, dễ mến sẽ hỗ trợ tốt hơn người mà mình cảm thấy thiếu thiện cảm trước đó! Vậy thì có gì sai chăng?

Coach: Chúng ta là con người, không có gì đúng hoán toàn mà cũng không có gì sai hoàn toàn, thỉnh thoảng chúng ta cũng buồn-vui lẫn lộn, nhưng trong mọi trường hợp chúng ta cần hiểu khách hàng của chúng ta cần gì để phục vụ cho đúng. Ví dụ: một khách hàng quan trọng gởi yêu cầu để hỗ trợ, ta biết là phải gấp nên ưu tiên nhưng ít nhất phải hỏi lại khi nào cần, cần kết quả liền - 1 ngày sau - sau khi 1 tuần đi công tác về,... tương ứng với mỗi trạng thái như vậy mà chúng ta linh hoạt mà sắp xếp.   

Tôi: Vậy có thể nói tự do tài chính phần nào đó là một trạng thái cảm xúc!