Có 2 loại giấc ngủ: Non-REM và REM
Nguyên nhân là ở giấc ngủ này, não bộ được nghỉ ngơi, cơ thể trong trạng thái được khôi phục". Lúc này não bộ không thể có sự chuẩn bị triệt để cho việc thức giấc.
Giấc ngủ REM là khoảng thời gian giấc ngủ đang trong trạng thái nong, vậy nên nếu bạn tỉnh giấc vào lúc này, bạn có thể thực dậy và bắt đầu ngày mới trong trạng thái dễ chịu và sảng khoái.
Độ sâu của giấc ngủ được chia thành ba giai đoạn:
- Giấc ngủ NON-REM nông
- Giấc ngủ NON-REM sâu
- Giấc ngủ REM
Nhìn vào sơ đồ, con người sau khi chìm vào giấc ngủ và dần bước vào giấc ngủ NON-REM sâu, sẽ quay lại giấc ngủ NON-REM nông, khi ở giấc ngủ NON-REM nông nhất, chuyển sang giấc ngủ REM. Trạng thái não bộ hoạt động lúc này kéo dài khoảng 10-20 phút, sau đó lại chìm vào giấc ngủ NON-REM, giấc ngủ sẽ một lần nữa dần chuyển sang trạng thái sâu.
Giấc ngủ của con người sẽ là sự lặp đi lặp lại ba loại giấc ngủ này, để tiến hành phục hồi não bộ và cơ thể.
Có thể nói khả năng cân bằng tốt giấc ngủ NON-REM và REM chính là hoạt động mà chỉ con người có được - sinh vật sở hữu bộ não thông minh và cao cấp.
Những loài vật không mang bộ não thông minh và cao cấp giống con người, nên chúng không cần phải có giấc ngủ NON-REM, phần lớn là có giấc ngủ REM để cơ thể chúng hoàn toàn được thư giãn mà thôi.
Tóm lại, đối với con người giấc ngủ NON-REM đóng vai trò quan trọng hơn bởi giấc ngủ này sẽ giúp con người giải tỏa mỏi mệt và căng thẳng trong trí não.
Đương nhiên, giấc ngủ REM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc "sắp xếp ký ức" nhưng tiền đề quan trọng hơn là đê não bộ được hoàn toàn nghỉ ngơi trong giấc ngủ NON-REM.
Tức là, giấc ngủ thích hợp nhất đối với con người chính là giấc ngủ mà đảm bảo sự cân bằng giữa giấc ngủ NON-REM và REM, đặc biệt phải chú trọng nâng cao chất lượng giấc ngủ NON-REM để có thể ngủ sâu hơn nữa.
Tham khảo sách "Ngủ ít vẫn khỏe - SATORU TSUBOTA"