Câu chuyện kể về một cô gái.
Vào một ngày, cô được mời đi tham dự hội nghị những nhà văn trẻ Việt Nam. Thì hôm đó cô có gặp một người, người đó xem bói như thế nào đó không rõ, nhìn thấy cô và xin email để gửi luận bói tương lai.
Sau đó vài ngày, cô mới nhận được một Email nói đại khái thế này: “Cô là phò suy không phò thịnh, cuộc sống sau này năm 40 tuổi khó khăn không thể hình dung!”
Cô cũng không tin lời bói vì bản thân lúc này đang rất tốt mà, công việc cũng rất tốt. Lời bói thì không tin nhưng câu nói phò suy không phò thịnh thì cô rất nghi vấn, nhưng hỏi không có ai để trả lời.
……
Sau nhiều năm trôi qua.
Hơn 40 tuổi, cuộc sống cô lúc này khó khăn vô cùng. Tài sản không có gì, sức khoẻ không, mối quan hệ cũng không.
Nhưng may mắn thay, sau đó cô có cơ duyên tìm đến được một người thầy trí tuệ dìu dắt cô vượt qua tất cả, cuộc đời cô qua một trang mới.
Thì một hôm, tiện cô mới hỏi người thầy:
“Thầy ơi, Phò suy không phò thịnh là gì ạ?”
Cô nói tiếp:
“Đợt trước em có một email nói rằng em Phò suy không phò thịnh, cuộc sống năm 40 tuổi khó khăn vô cùng, và đúng thế thật!”
Người thầy trả lời:
“Có phải trước đây chị toàn là giúp những người yếu thế không?”
Cô gật đầu:
“Dạ đúng ạ”
Thầy nói tiếp:
“Rồi những người lớn mạnh, người giàu, người tốt rồi thì chị không có giúp!”
Cô trả lời:
“Dạ đúng luôn”
Rồi người thầy mới nói:
“Hãy cân bằng giữa phò suy và phò thịnh”
Cô im lặng một hồi, ngộ ra điều gì đó…
Kể từ đó khái niệm PHÒ SUY - PHÒ THỊNH được đưa vào bài giảng của lớp nội tâm.
Suy ở đây được hiểu là yếu thế, khó khăn.
Thịnh ở đây được hiểu là mạnh, lớn.
PHÒ SUY không PHÒ THỊNH
Là chỉ có giúp người yếu thế mà không có giúp người lớn mạnh.
Là thấy ở một người bị thiếu thốn gì đó nên ta đến giúp họ, cho họ cái đó.
Xu hướng con người trong xã hội thì thường thiên về phò suy. Vì tâm lý chung ta thấy họ thiếu này thiếu kia nên thương, rồi giúp. Còn thấy người nào đầy đủ rồi thì nghĩ rằng giúp gì nữa họ có hết rồi, đâu có cần mình.
Luận về Phò suy dưới góc nhìn cấu trúc con người.
Những cái hưởng thụ vật chất cuộc sống của con người của ngày hôm nay đều do phước đức mà ra. Ai nhiều phước thì hưởng nhiều, ai ít phước thì hưởng ít. Và phước đức được tích tạo thông qua việc giúp người khác vui vẻ thông qua thoả mãn tham tưởng về tài, sắc, danh, thực, thuỳ.
Như vậy, người khốn khó là người thiếu phước, rất ít phước. Nếu ta không biết hệ quy chiếu cấu trúc con người hay góc nhìn công đức phước đức mà cứ cho họ hoài thì càng cho cuộc đời họ càng tối. Có ai để ý điều này trong xã hội?
Có nhiều tổ chức từ thiện đã dần ngộ ra điều này. Lúc đầu, họ rất chăm chỉ giúp đỡ các thôn làng khó khăn. Một thời gian sau quay lại, họ thấy các thôn làng đó còn khó khăn hơn trước.
Vậy thì cần phải làm gì? Tiếp theo đến đoạn cân bằng phò suy phò thịnh ta sẽ biết!
PHÒ THỊNH không PHÒ SUY
Là chỉ người chỉ giúp những người lớn mạnh mà không giúp người yếu thế.
Đừng nghĩ rằng người thịnh không cần ta giúp. Người ta cần cống hiến gánh vác lắm cả nhà!
PHÒ THỊNH thực ra rất tốt nếu ta biết lựa chọn những tổ chức, những cá nhân có tâm tốt, có trí tuệ biết cách làm sao để giúp người. Ta biết phò thịnh đúng chỗ thì cũng như đang phò suy gián tiếp, vì chỗ đó sau này cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội, cho cả những người suy và người thịnh. Từ đó ta tích tạo được nhiều phước đức, công đức chưa bàn tới.
Nhưng nếu chỉ biết phò thịnh không thì cũng không nên. Giờ nếu ai cũng phò thịnh thì ai phò suy, và có những cái khó khăn của một người mà ta cần phải giúp đỡ chứ!
CÂN BẰNG GIỮA PHÒ SUY VÀ PHÒ THỊNH
1, Phò thịnh nhưng ẩn sâu là phò suy
Giống như ta đang cống hiến, gánh vác cho WIT. WIT thì thịnh, nhưng khi WIT lan toả triết lý giáo dục tận gốc đến người suy, rồi thông qua đó họ đổi đời thì cân bằng.
2, Phò suy nhưng lại bao gồm cả phò thịnh (cân bằng giữa phò suy và phò thịnh của một người)
Trở lại đoạn hội thoại giữa cô và người thầy. Sau khi thầy nói về phò suy và phò thịnh thì thầy còn nói một ví dụ để cô rõ hơn. Thầy nói:
“Lúc này có phải chị đang rất khó khăn, nhưng em cung cấp nơi ở, bao ăn, hỗ trợ chị chữa bệnh là phò suy đúng không?”
Cô trả lời: “Dạ đúng rồi ạ”
Thầy nói tiếp:
“Đồng thời, em cũng giao cho chị rất nhiều công việc, mà lại đúng với sở trường, điểm mạnh của chị. Chị phát triển thế mạnh, mà cũng nhân cơ hội này tích tạo công đức phước đức là em đang phò thịnh cho chị”
“Vậy thì em đang cân bằng giữa phò suy và phò thịnh ở chị đó!”
Qua câu truyện thì ta học được rằng, để giúp một con người thì cần phải cân bằng giữa phò suy và phò thịnh.
Đối với những ai làm thiện nguyện, giúp thì cứ giúp nhưng phải nghĩ cách làm sao để họ tạo lập lại giá trị, điểm nào còn yếu giúp họ thì cải thiện trau dồi, điểm mạnh thì giúp họ tận dụng, phát triển để họ tạo lập giá trị nhiều hơn thì càng tốt nữa, từ đó cuộc đời họ thay đổi.
Thấy một người khó khăn đến nhờ ta giúp đỡ, ta có thể giúp thì giúp nhưng nhớ phải nghĩ cách giúp họ tạo lập giá trị.
Giúp ở một con người, mặt khó thì ta vẫn giúp thiếu gì giúp đó có giới hạn, nhưng đồng thời phải nâng, phải tận dụng cái sở trường, điểm mạnh của họ. Đó chính là cân bằng giữa phò suy và phò thịnh của một người.
Biết ơn cao nhân chỉ điểm
Biết ơn độc giả đón nhận
Biết ơn tổ chức WIT.
Biết ơn người viết bài (Bài viết được copy/paste từ link Facebook's Khanh)