Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hứng chịu tới 5 trận động đất mạnh. Nhiều người cho rằng những cơn địa chấn xảy ra ngẫu nhiên, song một số nhà khoa học không nghĩ vậy.
Một cơn địa chấn gây sóng thần trên quần đảo Samoa vào ngày 29/9, sau đó hai trận động đất tấn công đảo Sumatra của Indonesia trong hai ngày tiếp theo. Peru hứng chịu một cơn địa chấn 5,9 độ Richter trong ngày 30/9. Tối 4/10, một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter làm rung chuyển khu vực miền nam Philippines.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Samoa, Indonesia và cả Peru.
Theo National Geographic, mặc dù có bằng chứng cho thấy những trận động đất mạnh có thể nới rộng các phay (đường đứt gãy trên vỏ địa cầu) cách đó nửa vòng trái đất, nhiều nhà khoa học vẫn không đủ tự tin để nói rằng địa chấn tại quần đảo Samoa, Indonesia và Peru có mối liên quan với nhau. Họ do dự bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, những trận động đất mạnh là sự kiện rất phổ biến.
“Chẳng hạn, những trận động đất mạnh như ở Peru tuần trước xảy ra hàng trăm lần mỗi năm. Điều đó có nghĩa là, nếu tính trung bình, cứ ba ngày lại có một trận động đất mạnh ở đâu đó trên hành tinh”, Emile Okal, một giáo sư địa chất của Đại học Northwestern (Mỹ), giải thích.
Thứ hai, ngay cả những loạt trận động đất liên tiếp tại Indonesia cũng không hề hiếm. Okal nói rằng nếu tính trung bình thì động đất kép xảy ra một lần mỗi tháng.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học không loại trừ khả năng một trận động đất này kéo theo những trận động đất khác. Sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004 xuất hiện sau động đất tại Indonesia. Rất có thể ứng suất (sức căng) địa tầng của trận động đất từ năm 2004 đã “kích hoạt” hai cơn địa chấn trên đảo Sumatra của Indonesia tuần trước.
“Trận động đất mới nhất trên đảo Sumatra chỉ cách tâm chấn của trận động đất năm 2004 khoảng 470 km”, Fengling Niu, một nhà nghiên cứu động đất của Đại học Rice (Mỹ), cho biết.
Okal cho rằng loại ứng suất kiến tạo của trận động đất năm 2004 chỉ xảy ra trong phạm vi khá ngắn, xấp xỉ 1.000 km.
“Trong phạm vi đó nó không thể gây nên động đất tại Samoa, vì quần đảo này cách Indonesia khoảng 6.400 km. Có một số phay nằm giữa hai quần đảo nên ứng sự lan truyền của ứng suất kiến tạo sẽ bị cản trở. Ngay cả khi khoảng cách không lớn thì sự hiện diện của các phay cũng khiến ứng suất giảm trong quá trình lan truyền”, Okal nói.
Thế nhưng, trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature tuần trước, các nhà khoa học của Đại học Rice chứng minh rằng sự rung lắc trong trận động đất có thể tác động tới những phay ở khoảng cách cực xa.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những đợt rung lắc từ trận động đất tại Indonesia năm 2004 có thể làm tăng tần số xuất hiện của những cơn địa chấn nhỏ ở châu Mỹ bằng cách đẩy chất lỏng vào phay. Sự hiện diện của chất lỏng khiến hai phía của phay dễ bị sạt lở, dịch chuyển và gây nên động đất.
“Mọi người đều muốn biết những cơn địa chấn tuần trước có liên quan với nhau hay không, song tới giờ phút này chúng tôi vẫn chưa biết chắc câu trả lời. Với kết quả nghiên cứu mới nhất, chúng tôi cho rằng có thể chúng liên quan tới nhau. Nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận, bởi chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng đáng tin cậy”, Taka'aki Taira, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Rice, phát biểu.
Một cơn địa chấn gây sóng thần trên quần đảo Samoa vào ngày 29/9, sau đó hai trận động đất tấn công đảo Sumatra của Indonesia trong hai ngày tiếp theo. Peru hứng chịu một cơn địa chấn 5,9 độ Richter trong ngày 30/9. Tối 4/10, một trận động đất mạnh 6,5 độ Richter làm rung chuyển khu vực miền nam Philippines.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Khoảng 71% trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa. Nó đi qua quần đảo Samoa, Indonesia và cả Peru.
Theo National Geographic, mặc dù có bằng chứng cho thấy những trận động đất mạnh có thể nới rộng các phay (đường đứt gãy trên vỏ địa cầu) cách đó nửa vòng trái đất, nhiều nhà khoa học vẫn không đủ tự tin để nói rằng địa chấn tại quần đảo Samoa, Indonesia và Peru có mối liên quan với nhau. Họ do dự bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, những trận động đất mạnh là sự kiện rất phổ biến.
“Chẳng hạn, những trận động đất mạnh như ở Peru tuần trước xảy ra hàng trăm lần mỗi năm. Điều đó có nghĩa là, nếu tính trung bình, cứ ba ngày lại có một trận động đất mạnh ở đâu đó trên hành tinh”, Emile Okal, một giáo sư địa chất của Đại học Northwestern (Mỹ), giải thích.
Thứ hai, ngay cả những loạt trận động đất liên tiếp tại Indonesia cũng không hề hiếm. Okal nói rằng nếu tính trung bình thì động đất kép xảy ra một lần mỗi tháng.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học không loại trừ khả năng một trận động đất này kéo theo những trận động đất khác. Sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004 xuất hiện sau động đất tại Indonesia. Rất có thể ứng suất (sức căng) địa tầng của trận động đất từ năm 2004 đã “kích hoạt” hai cơn địa chấn trên đảo Sumatra của Indonesia tuần trước.
“Trận động đất mới nhất trên đảo Sumatra chỉ cách tâm chấn của trận động đất năm 2004 khoảng 470 km”, Fengling Niu, một nhà nghiên cứu động đất của Đại học Rice (Mỹ), cho biết.
Okal cho rằng loại ứng suất kiến tạo của trận động đất năm 2004 chỉ xảy ra trong phạm vi khá ngắn, xấp xỉ 1.000 km.
“Trong phạm vi đó nó không thể gây nên động đất tại Samoa, vì quần đảo này cách Indonesia khoảng 6.400 km. Có một số phay nằm giữa hai quần đảo nên ứng sự lan truyền của ứng suất kiến tạo sẽ bị cản trở. Ngay cả khi khoảng cách không lớn thì sự hiện diện của các phay cũng khiến ứng suất giảm trong quá trình lan truyền”, Okal nói.
Thế nhưng, trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature tuần trước, các nhà khoa học của Đại học Rice chứng minh rằng sự rung lắc trong trận động đất có thể tác động tới những phay ở khoảng cách cực xa.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy những đợt rung lắc từ trận động đất tại Indonesia năm 2004 có thể làm tăng tần số xuất hiện của những cơn địa chấn nhỏ ở châu Mỹ bằng cách đẩy chất lỏng vào phay. Sự hiện diện của chất lỏng khiến hai phía của phay dễ bị sạt lở, dịch chuyển và gây nên động đất.
“Mọi người đều muốn biết những cơn địa chấn tuần trước có liên quan với nhau hay không, song tới giờ phút này chúng tôi vẫn chưa biết chắc câu trả lời. Với kết quả nghiên cứu mới nhất, chúng tôi cho rằng có thể chúng liên quan tới nhau. Nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận, bởi chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng đáng tin cậy”, Taka'aki Taira, trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Rice, phát biểu.
Minh Long
VNEXPRESS.NET
VNEXPRESS.NET