Trong dương lịch có tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày), nhưng riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày (có năm là 29 ngày). Vì sao vậy?
Nói ra rất tức cười, vì quy định này rất tùy tiện.
Chuyện kể là năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế La mã là Julius Cesar đã quy định 1 năm có 12 tháng, tháng nào số lẻ là tháng đủ gồm 31 ngày, tháng nào số chẵn là tháng thiếu gồm 30 ngày. Tháng 2 là số chẵn đáng lẽ cũng gồm 30 ngày. Như vậy sẽ có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu rất dễ nhớ.
Nhưng khi tính toán cụ thể thì 1 năm không phải 366 ngày mà là 365 ngày, đành phải bớt đi một ngày trong 1 năm.
Nhưng bớt 1 ngày vào tháng nào đây?
Hồì đó theo phong tục của La mã, các tội phạm nặng thường bị tử hình vào tháng Deimos Do đó tháng 2 được coi là tháng không lành, nên Hoàng đế La Mã đã quyết định bớt đi 1 ngày trong tháng 2 “xấu số” đó. Vì thế tháng 2 chỉ còn 29 ngày.
Sau đó, Hoàng đế Auguste lên nối ngôi Hoàng đế Julius. Vì Julius sinh vào tháng 7 là tháng đủ: 31 ngày, Auguste sinh vào tháng 8 là tháng thiếu, 30 ngày, nên Auguste quyết định đổi tháng 8 từ 30 ngày lên 31 ngày cho “ngang bằng” với Julius, đồng thời cũng thay đổi luôn 6 tháng cuối năm, tháng 9 và tháng 11 là số lẻ vốn là tháng thiếu thì được chuyển thàng tháng đủ. Việc thay đổi tùy tiện như vậy khiến cho 1 năm lại dư thêm 1 ngày nữa và lại được bớt vào tháng 2 “xấu số”. Và thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.
Hơn 2000 năm nay, nhân loại theo thời gian đã sử dụng dương lịch có những quy định bất hợp lý đó. Các nhà nghiên cứu lịch trên thế giới đã đưa ra nhiều phương án cải tiến nhằm giúp cho việc sử dụng lịch hợp lý và thuận tiện hơn.
(Theo Bộ Sách 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật)