Một chiều ngược gió

Một chiều ngược gió

Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
ngược lòng mình tìm về nông nổi
lãng du đi, vô định cánh chim trời...

Em ngược thời gian, em ngược không gian
ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm
ngược trái tim tự bao giờ chai lặn
Em đánh thức nỗi buồn, em gợi khát khao xanh

Mang bao điều em muốn nói cùng anh
chợt sững lại trước cây mùa trút lá
trái đất sẽ thế nào khi màu xanh không còn nữa ???
và sẽ thế nào khi trong anh không em ???.........

Em trở về im lặng trong đêm
chẳng còn nữa phố đông và bụi đỏ
phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió
riêng chiều này... em biết... một mình em...

Chua biet tac gia!!!
Mai - Trúc - Cúc - Tùng

Mai - Trúc - Cúc - Tùng

1. Trước hết nói về Mai.

Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi). Có thể coi là biểu tượng của Quân tử. Trường hợp này tôi xếp Mai thuộc mùa Xuân.

2. Nói đến mùa hạ là nhắc đến cây Trúc.

Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng - bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy. Để tiết kiệm thời gian, tôi mời bạn đọc đoạn trích này để tham khảo về cây Trúc - Tre mà tôi trích từ 1 bài tôi viết cách đây 3 năm.

"Bông hoa sen là một biểu tượng đẹp thuần khiết, tuy nhiên một mình nó chưa thể nói hết tất cả về Việt Nam. Dường như cái biểu tượng du lịch đó còn thiếu một cái gì đó!
Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, ngoài việc thăm quan các danh thắng, kỳ quan còn mong muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện lịch sử. Mà lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam là văn hoá gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Ở đây, tôi muốn nhắc đến một loài cây có thể bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên đồng thời vẫn làm nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam: cây tre. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam cũng như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Từ ngàn xưa (ít nhất là từ thời Thánh Gióng), cây tre đã người Việt Nam sử dụng như một thứ vũ khí chiến đấu có hiệu quả trước giặc ngoại xâm và giặc lũ. Người dân Việt Nam ai chẳng biết thân tre được sử dụng làm gậy, roi, chông, cung, tên, cọc (chống lụt), cây nêu (trừ tà ma)…
Ở nông thôn Việt Nam, làng nào mà chẳng có vài luỹ tre xanh. Nó gợi lên một cảm giác yên bình và che chở. Các vật dụng trong nhà, dưới bếp và đồ dùng trong nông nghiệp không thể thiếu vắng vai trò của cây tre. Ngày nay, tại các cửa hàng lưu niệm cũng có rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre để du khách thập phương mua về làm kỷ niệm.
Chưa hết, cây tre trong quan niệm của người xưa là đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử. Người xưa nói Tùng - Trúc - Cúc - Mai là như vậy. Tre mùa đông không rụng lá, sống nơi khô cằn sỏi đá, đốt tre mọc thẳng từ khi còn là măng non. Vì thế còn có câu: Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng. "Trúc" ở đây cũng là tre (thuộc họ tre trúc) và đặc biệt hơn nữa nếu tôi không nhầm thì cây lúa cũng thuộc họ tre.
Người Việt Nam thân thiện hoà nhã, yêu chuộng hoà bình, không thích gây hấn. Đánh thắng giặc xong còn trải chiếu hoa cho giặc về (như trong Bình Ngô Đại Cáo). Thiết nghĩ, còn có gì thích hợp hơn khi dùng cây tre làm biểu tượng để nói về tinh thần dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, tôi tự hỏi nếu như chữ "t" trong biểu tượng du lịch này được cách điệu thành hình một cây tre xanh thì chắc là sẽ có hiệu quả thẩm mỹ và gây ấn tượng mạnh hơn".

3. Nói về Cúc, tức là mùa thu.

"Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng".
Cây này tôi không nói được nhiều nhưng có thể thấy ở ba khía cạnh:
3.1. Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.
3.2. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.
3.3. Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà. Trung QUốc có loại trà hoa cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bông vào ấm chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.

4. Cuối cùng là Tùng

Đại diện cho mùa Xuân. Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tùng, Bách, Thông nhưng Tàu chỉ gọi là Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)...
Cây Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Đầu thế kỷ trước, Đại Tướng Trần Nghị của Trung Quốc có 1 bài thơ ca ngợi cây tùng để nói về chí khí của người cách mạng rất hay. Tôi không nhớ hết chính xác từng chữ nhưng đại ý là Tuyết trắng đè trên cây tùng xanh, cây tùng xanh vẫn vươn thẳng lên trời, muốn biết ai cao thấp, phải đợi lúc tuyết tan.
Ngoài ra, hãy để ý Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán bộ gen trong gió. Nó là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bám sâu vào trong vách núi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có nói đến chuyện 1 cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm (tương truyền giờ vẫn còn). Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được. Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Vậy là bạn biết Tùng có ý nghĩa rồi chứ: Bậc Trượng phu hoặc Đại trượng phu.

Nói tóm lại, bộ tranh tứ quý nêu trên đều nói về chí khí của người quân tử, được nhiều người thờ phụng và học tập.
Chúc bạn sẽ là 1 bậc chính nhân quân tử.

Vô Danh Khách

Theo đuổi mục đích sống

Theo đuổi mục đích sống

Những người không biết mình sống trên đời này để làm gì, thì cũng chẳng thể biết được mình phải sống như thế nào!”.

Viktor Frankl

Nhà tâm lý trị liệu, đồng thời là tác giả của câu nói trên, Viktor Frankl, không chỉ được sống sót sau khi thoát khỏi trại tập trung của Đức quốc xã mà ông còn tìm thấy lý do “vì sao mình sống trên đời” sau những chuỗi ngày khốn khổ ấy. Ông đã đóng góp cho lĩnh vực tâm lý trị liệu một liệu pháp trị liệu mới, dựa trên niềm tin rằng: “mỗi người đều có một hướng đi, một sứ mệnh cụ thể trong cuộc đời này; mỗi người chúng ta đều được cuộc sống phân công đảm nhận một trách nhiệm cụ thể nào đó trong cuộc đời.

Và khi mỗi người làm tròn trách nhiệm của mình thì cuộc sống của cả nhân loại sẽ có những bước tiến tốt đẹp”. Ông đã viết những lời đó trong cuốn sách nổi tiếng “Mans Search for Meaning” (Con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống). Ông tin tưởng rằng, tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống là điều cốt lõi mà con người quan tâm, hướng đến, dù trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào. Khi đã tìm được những mục tiêu lớn cho cuộc đời, chúng ta sẽ trải nghiệm được ý nghĩa của cuộc sống, trải nghiệm được cái gọi là “lý do để tôi có mặt trên đời”, và đó cũng đồng thời là những trải nghiệm sâu sắc về hạnh phúc cuộc sống! Qua đó, bản thân mỗi người cũng cảm nhận được sợi dây nối liền cuộc sống của mình với cuộc sống của người khác, của toàn nhân loại.

Có rất nhiều cách nói khác nhau để chỉ trách nhiệm của chúng ta trong cuộc đời này: mục đích, hướng đi, sứ mệnh, nhiệm vụ, lý tưởng, tiếng gọi của cuộc sống,… Song, điều quan trọng nhất vẫn là chúng ta phải thật sự cảm nhận được mối quan hệ giữa bản thân với những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó có tác dụng khích lệ tinh thần, nâng đỡ ta vượt lên những âu lo, mệt mỏi đời thường, vượt lên những thấp hèn, nhỏ nhen để khám phá và cảm nhận ý nghĩa đích thực trong cuộc sống.

Chúng ta vẫn nghĩ rằng mục đích cuộc sống chỉ xuất phát từ trong quan điểm, nhìn nhận, suy nghĩ rất riêng của mỗi người mà không biết rằng, mục đích cuộc sống còn khởi nguồn từ trong chính thực tế và yêu cầu của cuộc sống. Nói một cách hình ảnh, buổi sáng nào đó bạn thức dậy, bỗng có một sức mạnh thôi thúc bạn đi tìm “tấm bản đồ” cuộc sống. Muốn hiểu được tấm bản đồ ấy, bạn phải đối chiếu với chính cuộc sống thực tế, rồi từ đó, mới có thể tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình, có phải vậy không? Bản thân mỗi người đều có một mong muốn từ sâu thẳm cõi lòng rằng phải làm được một điều gì đó tốt đẹp cho cuộc sống. Nhưng phải qua thực tế sống và cảm thụ cuộc sống, ta mới xác định được một cách rõ ràng, cụ thể điều ta cần làm để đóng góp cho cuộc đời.

Việc liên tục tự đặt ra cho mình những câu hỏi sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời. Đến một lúc bất chợt, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mục đích sống của mình thật rõ ràng, thậm chí, lâu nay bạn vẫn sống với mục đích cao đẹp đó, chỉ là do bạn chưa nhận ra thôi! Cách đây không lâu, tôi đi ăn trưa với một người bạn. Anh ấy nói rằng: “Chị biết không? Lâu nay tôi sống rất hạnh phúc mà tôi không hề biết. Tôi có mối quan hệ tốt với nhiều đồng nghiệp và tôi rất yêu công việc của mình. Tôi thấy được những gì mình làm đã đóng góp một phần nhất định cho sự phát triển của công ty. Thế mà lâu nay, tôi không nhận ra điều đó để phát huy khả năng của mình. Tôi cứ nghĩ mục đích cuộc đời mình là những điều cao xa ở tận đâu. Bây giờ thì tôi đã thực sự cảm nhận được hạnh phúc và ý nghĩa đời mình…”.

Chúng ta vẫn có xu hướng gắn mục tiêu cuộc đời mình với những thành quả mang tính vật chất, hiện hữu: một công việc có thu nhập cao, một đời sống tiện nghi hào nhoáng, một người yêu lý tưởng… Nhưng trong thực tế, có nhiều người hội đủ ba yếu tố trên vẫn không thể nào cảm thấy thực sự hạnh phúc. Ngược lại, trong rất nhiều trường hợp, ý nghĩa và mục đích cuộc sống lại được tìm thấy từ những điều giản dị, gần gũi hết sức bình thường.

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó xác định mục đích sống của mình, bạn có thể tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi như: Điều gì đem lại cho mình sự mãn nguyện nhiều nhất trong cuộc sống? Trong những việc có thể làm, việc gì có sức hấp dẫn với mình mạnh mẽ nhất, khiến mình cảm thấy yêu thích nhất? Khi về già, mình sẽ cảm thấy hối tiếc điều gì mà mình chưa kịp làm?... Khi bạn cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, chắc chắn bạn sẽ tìm ra mục đích sống của mình và lý do vì sao mình phải sống trên cuộc đời này.

Điều quan trọng trong cuộc sống không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay thiên hạ có biết đến tên tuổi của bạn hay không, mà là bạn đã tạo nên được một cuộc sống với những niềm hạnh phúc như thế nào cho suốt cuộc đời mình, để bạn có thể trải nghiệm được sự mãn nguyện. Câu trả lời đúng đắn nhất chỉ có thể đến từ chính bản thân bạn!

Nguồn: Hạnh phúc không khó tìm - First News và NXB Tổng hợp TPHCM
Xem tuổi nam nữ trước khi kết hôn

Xem tuổi nam nữ trước khi kết hôn

Để xem tuổi nam nữ trước khi kết hôn, thì người ta dựa vào sự tổng hợp của 5 phương thức xem:
1. Ngũ hành
2. Bản mệnh
3. Can chi
4. Quẻ dịch
5. Họ tên
Khi đó sẽ xem xét người nam với người nữ có hợp nhau không.
Nhưng hôm nay ở đây tôi muốn bàn về việc xem bản mệnh của người nam và người nữ.
Để xác định được bản mệnh, người ta thường dùng Cung phi bát trạch để xác định, chính xác Bát cung cát hung.
Nhưng trước hết trong việc xác định Bát cung cát hung, là xác định cung cho từng người, việc xác định cung ở đây là cung phi, chứ không phải là cung định, định tức là cố định, phi tức là chạy. Việc xác định cung phi dựa vào giới tính và tuổi của từng người.
Có thể tham khảo thêm các kiến thức và kinh nghiệm của người xưa vào các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại !
Cung phi:
Dùng để phân định "Cung số" từng người theo Bát Quái, Ngũ Hành, Âm Dương.
Căn cứ vào "Cung phi" để xét Thuận, Nghịch giữa Ông bà, Cha mẹ, Vợ chồng, Con cái, Đồng nghiệp, Cấp trên cấp dưới, Chủ sử dụng lao động và lao động,...
Dựa vào "Cung phi" để xem xét, thiết lập nhà cửa, bếp núc, bàn thờ, giường ngủ, bàn làm việc, mồ mả,...

Năm Năm âm lịch Nam Nữ Mạng (Ngũ hành)
dương lịch
1924 GIÁP TÝ Tốn Khôn Hải trung kim - Khắc - Bình địa mộc
1925 ẤT SỬU Chấn Chấn
1926 BÍNH DẦN Khôn Tốn Lư trung hỏa - Khắc - Kim bạch kim
1927 ĐINH MÃO Khảm Cấn
1928 MẬU THÌN Ly Càn Đại lâm mộc - Khắc - Đại trạch thổ
1929 KỶ TỴ Cấn Đoài
1930 CANH NGỌ Đoài Cấn Lộ bàng thổ - Khắc - Tuyền trung thủy
1931 TÂN MÙI Càn Ly
1932 NHÂM THÂN Khôn Khảm Kiếm phong kim - Khắc - Phú đăng hỏa
1933 QUÝ DẬU Tốn Khôn

1934 GIÁP TUẤT Chấn Chấn Sơn đầu hỏa - Khắc - Sa trung kim
1935 ẤT HỢI Khôn Tốn
1936 BÍNH TÝ Khảm Cấn Giang hạ thủy - Khắc Thiên thượng hỏa
1937 ĐINH SỬU Ly Càn
1938 MẬU DẦN Cấn Đoài Thành đầu thổ - Khắc - Thiên thượng thủy
1939 KỶ MÃO Đoài Cấn
1940 CANH THÌN Càn Ly Bạch lạp kim - Khắc - Phú đăng hỏa
1941 TÂN TỴ Khôn Khảm
1942 NHÂM NGỌ Tốn Khôn Dương liễu mộc - Khắc - Lộ bàng thổ
1943 QUÝ MÙI Chấn Chấn

1944 GIÁP THÂN Khôn Tốn Truyền trung thủy - Khắc - Thiên thượng hỏa
1945 ẤT DẬU Khảm Cấn
1946 BÍNH TUẤT Ly Càn Ốc thượng thổ - Khắc - Thiên thượng thủy
1947 ĐINH HỢI Cấn Đoài
1948 MẬU TÝ Đoài Cấn Tích lịch hỏa - Khắc - Thiên thượng thủy
1949 KỶ SỬU Càn Ly
1950 CANH DẦN Khôn Khảm Tòng bá mộc - Khắc - Lộ bàng thổ
1951 TÂN MÃO Tốn Khôn
1952 NHÂM THÌN Chấn Chấn Trường lưu thủy - Khắc - Thiên thượng hỏa
1953 QUÝ TỴ Khôn Tốn
1954 GIÁP NGỌ Khảm Cấn Sa trung kim - Khắc - Thạch lựu mộc
1955 ẤT MÙI Ly Càn
1956 BÍNH THÂN Cấn Đoài Sơn hạ hỏa - Khắc - Thiên linh hỏa
1957 ĐINH DẬU Đoài Cấn
1958 MẬU TUẤT Càn Ly Bình địa mộc - Khắc - Đại trạch thổ
1959 KỶ HỢI Khôn Khảm
1960 CANH TÝ Tốn Khôn Bích thượng thổ - Khắc - Thiên thượng thủy
1961 TÂN SỬU Chấn Chấn
1962 NHÂM DẦN Khôn Tốn Kim bạch kim - Khắc - Lư trung hỏa
1963 QUÝ MÃO Khảm Cấn

1964 GIÁP THÌN Ly Càn Phú đăng hỏa - Khắc - Thoa xuyến kim
1965 ẤT TỴ Cấn Đoài
1966 BÍNH NGỌ Đoài Cấn Thiên hà thủy - Khắc Thiên thượng hỏa
1967 ĐINH MÙI Càn Ly
1968 MẬU THÂN Khôn Khảm Đại trạch thổ - Khắc - Thiên hà thủy
1969 KỶ DẬU Tốn Khôn
1970 CANH TUẤT Chấn Chấn Thoa xuyến kim - Khắc - Đại lâm hỏa
1971 TÂN HỢI Khôn Tốn
1972 NHÂM TÝ Khảm Cấn Tang đồ mộc - Khắc - Ốc thượng thổ
1973 QUÝ SỬU Ly Càn

1974 GIÁP DẦN Cấn Đoài Đại khê thủy - Khắc - Sơn hạ hỏa
1975 ẤT MÃO Đoài Cấn
1976 BÍNH THÌN Càn Ly Sa trung thổ - Khắc - Dương liễu mộc
1977 ĐINH TỴ Khôn Khảm
1978 MẬU NGỌ Tốn Khôn Thiên thượng hỏa - Khắc - Sa trung kim
1979 KỶ MÙI Chấn Chấn
1980 CANH THÂN Khôn Tốn Thạch lựu mộc - Khắc - Bích thượng thổ
1981 TÂN DẬU Khảm Cấn
1982 NHÂM TUẤT Ly Càn Đại hải thủy - Khắc - Thiên thượng hỏa
1983 QUÝ HỢI Cấn Đoài
1984 GIÁP TÝ Đoài Cấn Hải trung kim - Khắc - Bình địa mộc
1985 ẤT SỬU Càn Ly
1986 BÍNH DẦN Khôn Khảm Lư trung hỏa - Khắc - Kim bạch kim
1987 ĐINH MÃO Tốn Khôn
1988 MẬU THÌN Chấn Chấn Đại lâm mộc - Khắc - Đại trạch thổ
1989 KỶ TỴ Khôn Tốn
1990 CANH NGỌ Khảm Cấn Lộ bàng thổ - Khắc - Tuyền trung thủy
1991 TÂN MÙI Ly Càn
1992 NHÂM THÂN Cấn Đoài Kiếm phong kim - Khắc - Phú đăng hỏa
1993 QUÝ DẬU Đoài Cấn

1994 GIÁP TUẤT Càn Ly Sơn đầu hỏa - Khắc - Sa trung kim
1995 ẤT HỢI Khôn Khảm
1996 BÍNH TÝ Tốn Khôn Giang hạ thủy - Khắc Thiên thượng hỏa
1997 ĐINH SỬU Chấn Chấn
1998 MẬU DẦN Khôn Tốn Thành đầu thổ - Khắc - Thiên thượng thủy
1999 KỶ MÃO Khảm Cấn
2000 CANH THÌN Ly Càn Bạch lạp kim - Khắc - Phú đăng hỏa
2001 TÂN TỴ Cấn Đoài
2002 NHÂM NGỌ Đoài Cấn Dương liễu mộc - Khắc - Lộ bàng thổ
2003 QUÝ MÙI Càn Ly

2004 GIÁP THÂN Khôn Khảm Truyền trung thủy - Khắc - Thiên thượng hỏa
2005 ẤT DẬU Tốn Khôn
2006 BÍNH TUẤT Chấn Chấn Ốc thượng thổ - Khắc - Thiên thượng thủy
2007 ĐINH HỢI Khôn Tốn
2008 MẬU TÝ Khảm Cấn Tích lịch hỏa - Khắc - Thiên thượng thủy
2009 KỶ SỬU Ly Càn
2010 CANH DẦN Cấn Đoài Tòng bá mộc - Khắc - Lộ bàng thổ
2011 TÂN MÃO Đoài Cấn
2012 NHÂM THÌN Càn Ly Trường lưu thủy - Khắc - Thiên thượng hỏa
2013 QUÝ TỴ Khôn Khảm
2014 GIÁP NGỌ Tốn Khôn Sa trung kim - Khắc - Thạch lựu mộc
2015 ẤT MÙI Chấn Chấn
2016 BÍNH THÂN Khôn Tốn Sơn hạ hỏa - Khắc - Thiên linh hỏa
2017 ĐINH DẬU Khảm Cấn
2018 MẬU TUẤT Ly Càn Bình địa mộc - Khắc - Đại trạch thổ
2019 KỶ HỢI Cấn Đoài
2020 CANH TÝ Đoài Cấn Bích thượng thổ - Khắc - Thiên thượng thủy
2021 TÂN SỬU Càn Ly
2012 NHÂM DẦN Khôn Khảm Kim bạch kim - Khắc - Lư trung hỏa
2023 QUÝ MÃO Tốn Khôn

2024 GIÁP THÌN Chấn Chấn Phú đăng hỏa - Khắc - Thoa xuyến kim
2025 ẤT TỴ Khôn Tốn
2026 BÍNH NGỌ Khảm Cấn Thiên hà thủy - Khắc Thiên thượng hỏa
2027 ĐINH MÙI Ly Càn
2028 MẬU THÂN Cấn Đoài Đại trạch thổ - Khắc - Thiên hà thủy
2029 KỶ DẬU Đoài Cấn
2030 CANH TUẤT Càn Ly Thoa xuyến kim - Khắc - Đại lâm hỏa
2031 TÂN HỢI Khôn Khảm
2032 NHÂM TÝ Tốn Khôn Tang đồ mộc - Khắc - Ốc thượng thổ
2033 QUÝ SỬU Chấn Chấn

2034 GIÁP DẦN Khôn Tốn Đại khê thủy - Khắc - Sơn hạ hỏa
2035 ẤT MÃO Khảm Cấn
2036 BÍNH THÌN Ly Càn Sa trung thổ - Khắc - Dương liễu mộc
2037 ĐINH TỴ Cấn Đoài
2038 MẬU NGỌ Đoài Cấn Thiên thượng hỏa - Khắc - Sa trung kim
2039 KỶ MÙI Càn Ly
2040 CANH THÂN Khôn Khảm Thạch lựu mộc - Khắc - Bích thượng thổ
2041 TÂN DẬU Tốn Khôn
2042 NHÂM TUẤT Chấn Chấn Đại hải thủy - Khắc - Thiên thượng hỏa
2043 QUÝ HỢI Khôn Tốn

Trên cơ sở xác định cung của từng người nam và nữ, sau đó xác định bản mệnh của 2 người trên cơ sở bát cung biến hoá

Khi tôi viết tắt càn-càn thì hãy hiểu là người thuộc cung càn lấy người thuộc cung càn, hoặc tôi viết cấn- chấn thì hãy hiểu là người có cung cấn lấy người thuộc cung chấn v.v....

1.càn-đoài : sanh khí, tốt; càn-chấn : ngủ quỉ, xấu; càn-khôn :diên niên, phước đức, tốt.; càn-khảm; lục sát (du hồn), xấu; càn-tốn: hoạ hại (tuyệt thể), xấu; càn-cấn: thiên y, tốt; càn-ly: tuyệt mạng, xấu; càn-càn: phục vì (qui hồn), tốt.

2.khảm-tốn: sanh khí, tốt. khảm-cấn: ngủ quỷ, xấu. khảm-ly: diên niên (phước đức), tốt. khảm_khôn: tuyệt mạng,xấu. khảm_khảm phục vì (qui hồn), tốt

3.cấn-khôn: sanh khí, tốt. cấn-khảm: ngủ quỷ, xấu. cấn-đoài: diên niên (phước đức). cấn-chấn: lục sát (du hồn), xấu. cấn-ly: họa hại (tuyệt thể), xấu. cấn-càn: thiên y, tốt. cấn -tốn: tuyệt mạng, xấu. cấn-cấn: phục vì (quy hồn), tốt.

4.chấn-ly: sanh khí, tốt. chấn-cấn: ngủ quỉ, xấu. chấn-tốn: diên niên (phước đức), tốt. chấn-cấn: lục sát (du hồn), xấu. chấn-khôn: họa hại (tuyệt thể), xấu. chấn-khảm: thiên y, tốt. chấn-đoài: tuyệt mạng, xấu. chấn-chấn: phục vì (qui hồn), tốt.

5.tốn-khảm: sanh khí, tốt. tốn-khôn: ngũ quỉ, xấu. tốn-chấn: diên niên (phước đức). tốn-đoài: lục sát (du hồn). tốn-càn: hoạ hại (tuyệt thể), xấu. tốn-ly: thiên y, tốt. tốn-cấn: tuyệt mạng, xấu. tốn-tốn: phục vì (qui hồn), tốt

6. ly-chấn: sanh khí, tốt. ly-đoài: ngũ quỉ, xấu. ly-khãm: diên niên (phước đức), tốt. ly-khôn:lục sát (du hồn), xấu. ly-cấn : hoạ hại (tuyệt thể),xấu. ly-tốn: Thiên y, tốt. ly-càn: tuyệt mạng, xấu. ly-ly: phục vì (qui hồn), tốt.

7. khôn-cấn: sanh khí, tốt. khôn-tốn: ngủ quỉ,xấu. khôn-càn: diên niên (phước đức), tốt. khôn-ly: lục sát (du hồn), xấu. khôn-chấn: hoạ hại (tuyệt thể), xấu. khôn-đoài: thiên y, tốt. khôn-khảm: tuyệt mạng, xấu. khôn-khôn: phục vì (qui hồn), tốt.


8. đoài-càn: sanh khí, tốt. đoài-ly: ngũ quỹ, xấu. đoài-cấn, diên niên (phước đức), tốt. đoài-tốn; lục sát (du hồn), xấu. đoài-khảm: hoạ hại (tuyệt thể), xấu. đoài-khôn: thiên y, tốt. đoài-chấn: tuyệt mạng, xấu. đoài-đoài: phục vì (qui hồn), tốt.

Internet
Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín

Huyền bí nhân duyên nhưng đừng mê tín

Chúng ta có thể xem xét định mệnh bằng con mắt cẩn trọng, có thể dò tìm nhân duyên bằng trái tim thao thức, nhưng không có nghĩa là mê tín. Mê tín là cách nhìn mù quáng mà ngay cả các tôn giáo cũng từ chối mê tín. Mê tín là gì? Nó ngược nghĩa với xác tín.

Người xác tín là người phải dựa trên những cơ sở để mà tin. Còn người mê tín tất là tin mê muội, nhắm mắt mà tin bừa, hay người ta có thể nói là: Ngủ mơ giữa ban ngày.

Có những đôi mê tín đến độ: đang yêu nhau say đắm, đang yên đang lành lại nghe thầy bói bảo anh tuổi mèo, em tuổi chuột, thế là anh vồ chết em. Thế rồi chia tay tan nát, nước mắt ròng ròng, than thân trách phận, hận ông Trời, lại còn kéo nhau lên thành cầu rủ nhau nhảy xuống thà chết đuối chứ không chịu để cho mèo vồ chuột. Đó là nói vắn tắt cho dễ hiểu.

Chứ còn trong hiện thực, thì xảy ra muôn hình vạn trạng, có khi đang yêu nhau, cha mẹ hỏi "cháu tuổi gì", rồi đi "bấm tuổi" kim khắc mộc, thế rồi về báo cho con cháu lo đường mà chuồn, kẻo có ngày cái cưa thò xuống chân giường đôi uyên ương cưa một nhát, thế là sập tan tành... thế mà đôi bạn trẻ cũng tin, rồi lo chia đàn xẻ nghé... thế có phải là mê tín không?

Người ta đếm có không ít ngày tổng thống cũng xem tử vi, tiếng Tây gọi là horoscope trước khi ra quyết sách, hoặc ngay cả hai nhà bác học vĩ đại. Niu-tơn và Anh-xtanh cũng tin vào tôn giáo, nhưng đó là những đức tin chứ không phải là mê tín. Vậy thì khi người ta muốn tìm hiểu duyên phận của mình cũng vậy hãy sáng suốt để tin cái gì đáng tin, chứ đừng mê muội đến mức có vài câu "mèo vồ chuột" hay "thuỷ khắc hỏa" là nhảy cầu hay chia đàn xẻ nghé.

Trong đạo Phật, người ta gọi mọi việc ở đời đều cần phải có duyên. Như đức Phật dạy, nếu ta mở cửa nhìn thấy cái cây ở ngoài sân, tức là: phải có cái cây, phải có mắt ta, nhưng cửa phải mở thì ta mới thấy, nhưng cửa mở mà bên ngoài tối đen cũng không thấy nên cần phải có ánh sáng, rồi còn phải có cơ hội, có nhân duyên để đến ngồi trong căn phòng đó, để nhìn ra cái cây đó. Hội đủ thứ đó lại trong một không gian trong một thời gian, ta có thể gọi là: Duyên.

Người Trung Quốc nói: "Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định", nghĩa là một bữa cơm, một lần cãi cọ đã được định trước do tiền định. Theo những lý thuyết khoa học lớn nhất, phổ biến nhất, các nhà bác học cho rằng: Mọi việc ở đời xảy ra đều có tương tác lẫn nhau và được lập trình từ trong hệ thống, còn cái ngẫu nhiên xảy ra chỉ có tỉ lệ một phần tỉ.

Vậy thì một đôi đang yêu nhau say đắm, tức là họ đã từng gặp nhau, từng quyến luyến, từng hẹn hò, rồi yêu nhau, cả một chuỗi sự kiện như vậy chẳng phải là duyên phận đó sao? Không có cái duyên với nhau, làm sao anh chàng có thể có cơ hội để đôi môi mình hút vào môi cô nàng?

Và toàn bộ nhân duyên đó chẳng lớn hơn cái duyên bấm ngón tay tí - sửu - dần - mão của ông thầy bói sao? Người Trung Quốc là bậc thầy bề khoa duyên số đã từng nói: "Có duyên một kiếp ngồi chung thuyền, có duyên trăm kiếp chung chăn gối". Vậy khi đôi trai gái đã hẹn hò yêu đương đang chẳng có duyên từ nhiều kiếp hay sao, tại sao lại dễ dàng nghe vài từ "mèo vồ chuột" để mất duyên của mình đi?

Bây giờ đi sâu vào nghề bói toán, chúng ta sẽ bàn, ai trong nghề thì đều hiểu sâu xa rằng: "Dao sắc không gọt được chuôi" nghề thầy bói nào chẳng thấy:Tử vi xem bói cho người/Số thầy thì để cho ruồi nó bâu

Nào, thầy bói là người biết xem tí - sửu - dần - mão chứ gì? Sao thầy không xem cho mình được phát tài, lấy vợ đẹp, đẻ con khôn? Mà số thầy nghèo đến mức tay bị tay áo đi xin từng nắm xôi? Ở Trung Quốc ai xem tử vi giỏi như Khổng Minh, vậy mà ông đã chọn lấy cho mình một cô vợ xấu "vượng phu - ích tử" thế mà các con của ông có tránh được thảm họa đâu.

Còn về số phận thì chúng ta hãy xem các nhà bác học: "Hổ ăn thịt hươu. Nhưng ở cánh rừng nào đàn hươu giảm sút thì số lượng hổ cũng giảm theo, vì chúng không có thức ăn để ăn. Nghĩa là tuy hổ ăn thịt hươu nhưng nó cũng săn bắt cách nào đó để tạo sự cân bằng, đàn hươu còn thì hổ mới còn. Trong cuộc sống thì sao? Mèo vồ chuột, nhưng tại sao cả triệu năm rồi chuột vẫn còn trên trái đất? Đâu có phải cứ có mèo thì chuột phải chết. Mèo nhìn chuột thì thèm nhưng làm sao vồ được! Và thế không có chuột thì gia chủ chắc gì đã nuôi mèo?

Còn Kim khắc Mộc ư? Đó là thầy bói i tờ vì phi kim bất thành mộc. Không có kim khí để cưa, đẵn và đục thì gỗ không thể thành tủ, thành bàn được. Cũng vậy, thủy khắc hỏa, nhưng không có lửa đun nước, nước không thể luộc chín đồ ăn... Vợ chồng cũng vậy, những đôi tương khắc - tương sinh thì mới thành đạt nhiều. Chẳng hạn, anh chồng kia mải vui đi hát "karaoke hoài", vợ dằn vặt cho phải bỏ hát mới lo học hành, đến ngày công thành danh toại là có công của vợ; trái lại nếu cô vợ không "khắc" chồng muốn làm gì thì làm, thì sau nhiều năm anh chồng cũng chỉ là thứ ca sĩ trong quán karaoke rộng chừng mười mét vuông mà thôi.

Vậy còn những người yêu nhau mà không hợp số phải tan đàn xẻ nghé thì sao? Chính Hoàng đế Na-pô-lê-ông đã từng học biết rằng: Người ta phải sống tận cùng số phận của mình. Người Trung Quốc bảo đó là: Duyên nợ. Tức là nếu bạn không chịu trả nợ cho mối tình đó, bạn sẽ chẳng bao giờ được lật trang cho một tình yêu mới, vì trang cũ còn chưa lật qua, bao giờ mới đến trang mới.

Khi nghe tiếng đạn nổ, một người lính chúi đầu sợ hãi, Na-pô-lê-ông đi qua và bảo: "Này anh bạn nếu có viên đạn nào đó giành cho bạn, thì bạn có chúi đầu xuống nó vẫn tìm đến bạn". Vậy thì bạn hãy tung tăng mà yêu đừng quá lo nghĩ gì về duyên phận, vì nếu có một duyên phận ngang trái giành cho bạn thì dù có tránh nó vẫn vồ lấy bạn, như người Việt bảo: "Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau". Nếu nó là duyên đẹp thì bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống, còn là duyên nợ thì đó chính là cách bạn trả nợ để đầu tư cho một mối tình khác đẹp hơn. Trên thế giới ngày nay đang có ngót hàng tỉ người "trả nợ" để đóng góp cổ phần cho hạnh phúc mới của mình hay sao?

Vậy khi tình yêu đang đẹp bạn đừng có mê tín dại dột mà nhảy cầu. Hãy nhớ, nếu bạn biết cách tin vào số mệnh thì dù làm thế này hay thế kia cũng chẳng tránh được số mệnh đâu. Vậy thì có dốt nát không khi ta định nhảy cầu để tìm cho mình một số phận khác?