Bật dịch vụ SNMP trên VMWare ESXi 6.0/6.5

1. SSH đến ESXi hosting.

login as:
root Using keyboard-interactive authentication.
Password:
The time and date of this login have been sent to the system logs.

2. Gán SNMP community string.

[:~] esxcli system snmp set --communities YOUR_COMM_STRING

3. Bật dịch vụ SNMP

[:~] esxcli system snmp set --enable true

4. Thiết lập firewall

[:~] esxcli network firewall ruleset set --ruleset-id snmp --allowed-all trueAlready allowed all ip
[:~] esxcli network firewall ruleset set --ruleset-id snmp --enabled true

5. Khởi động dịch vụ SNMP

[:~] /etc/init.d/snmpd restart
root: snmpd Running from interactive shell, running command: esxcli system snmp set -e false.
root: snmpd setting up resource reservations.
root: snmpd opening firewall port(s) for notifications.
root: snmpd watchdog for snmpd started.

Mất khoảng 30-45'' để dịch vụ khởi động, bạn có thể thấy qua giao diện (GUI) dịch vụ running như hình bên dưới.

Lưu ý: dòng lệnh sau dùng để gởi SNMP đến subnet 192.168.0.0/24.

esxcli network firewall ruleset set --ruleset-id snmp --allowed-all false
esxcli network firewall ruleset allowedip add --ruleset-id snmp --ip-address 192.168.0.0/24
esxcli network firewall ruleset set --ruleset-id snmp --enabled true

Bóng đá còn lại gì khi cuộc thư hùng Ronaldo - Messi kết thúc

Messi và Ronaldo như những thiên sứ, cùng nhau thống trị bóng đá thế giới 10 năm qua, và đặt ra dấu hỏi lớn về khoảng trống một khi họ kết thúc sự nghiệp.  

Bóng đá còn lại gì một khi Cristiano Ronaldo và Lionel Messi giải nghệ? Câu trả lời là vẫn còn... bóng đá. Lịch sử đã sôi động trước lúc họ xuất hiện, nó sẽ tiếp tục như thế khi họ lui vào hậu đài. Vì con người sống là để vượt thoát khỏi quá khứ. Không có khát vọng ấy, loài người không có văn minh.

Công chúng đôi khi hơi vội vàng trong việc đặt biệt danh cho những siêu sao. Khi Pele đi vào lịch sử với ba lần vô địch thế giới và hàng nghìn bàn thắng ở Santos, người ta đã tôn vinh ông với một biệt danh gần như tuyệt đối: "Vua bóng đá". Tất nhiên, biệt danh này cũng hoàn toàn xứng đáng. Cùng thời với Pele, có biết bao danh thủ lẫy lừng khác như Alfredo di Stefano, Ferenc Puskas hay Raymond Kopa. Ngay trong đội tuyển Brazil thôi, Pele đá cùng với những quái kiệt như Didi hay Garrincha, nhưng tất cả đều phải ngả mũ trước Pele.

Pele có thân hình đúng chuẩn VĐV, chắc nịch nhưng vẫn thanh thoát. Vào thời điểm mà luật bóng đá chưa bảo vệ các cầu thủ tấn công như hiện nay, vẫn không có một hậu vệ nào triệt hạ nổi Pele. Ông luôn nhanh hơn ý đồ chơi xấu của đối thủ. Lần đầu tiên Pele phải lên bàn mổ là năm ông... 58 tuổi. Ông từng được nhiều nguyên thủ quốc gia đón tiếp rất trọng thể. Khi Brazil vô địch World Cup lần đầu, họ đánh bại chủ nhà Thụy Điển 5-2. Kết thúc trận đấu, Quốc vương Thụy Điển Gustaf xuống tận sân để... chúc mừng Pele.

Đối thủ của Pele trong các trận đấu xuyên suốt sự nghiệp cũng tôn sùng ông, họ coi việc bị ông đánh bại là... vinh dự. Chính phủ Brazil không cho phép Santos chuyển nhượng Pele sang châu Âu vì xem ông như quốc bảo. Năm 1977, Pele ra tự truyện "Tôi là Pele" và nhận... huy chương vàng của Bộ giáo dục. Nghe có vẻ không liên quan, nhưng thực ra có căn nguyên. Số là trong năm 1977, Brazil là quốc gia có tỷ lệ dân mù chữ thuộc nhóm đông nhất thế giới. Nhưng vì quá khao khát đọc những gì Pele viết trong sách, dân Brazil rủ rê nhau đi học chữ. Chỉ một cuốn sách, vậy mà hiệu quả "xóa mù chữ" còn ghê gớm hơn hàng loạt chính sách của chính phủ. 
Pele là ngôi sao sáng giá đầu tiên làm cả thế giới bóng đá kính ngưỡng. Ảnh: AFP
Một câu chuyện khác nói lên tầm vóc vĩ đại của Pele, đó là ông siêu đến mức không hãng thể thao nào dám ký hợp đồng. Trong hai thập niên 1960 và 1970, Adidas và Puma là hai hãng thể thao mạnh nhất (Nike chỉ thành lập vào năm 1971) và tất nhiên ai cũng muốn ký với Pele. Nhưng họ biết một điều: mình cứ đưa một hợp đồng cho Pele thì hãng kia sẽ trả cao hơn. Và vì Pele là nhân vật kiệt xuất nhất thế giới thể thao lúc ấy, ký với Pele thì coi như toàn thắng trên mặt trận makerting. Biết mình sẽ phải đổ rất nhiều tiền của, thời gian lẫn chất xám, lãnh đạo Adidas và Puma ký "hiệp ước Pele", đồng ý... không ai tiếp cận Pele để mời quảng cáo nữa.

Nhưng lãnh đạo Puma đã nghĩ ra trò ma giáo. Họ cử một nhân vật tên Hans Henningsen đến Brazil. Người này là một phóng viên, khá thân cận với đội tuyển Brazil vào lúc ấy. Ông đưa ra một đề nghị: trả cho Pele 120.000 đôla (tương đương 735.000 đôla ngày nay) chỉ để Pele làm một việc: cột giây giày trước trận đấu với Peru ở World Cup 1970. Tất nhiên trận đấu chẳng thể bắt đầu nếu "Vua bóng đá" còn chưa cột xong giây giày. Lúc này, các camera sẽ buộc phải lia lại gần Pele xem ông mang giày gì (Puma tất nhiên là... mua luôn đội camera) và phát hiện đấy là một đôi Puma. Lãnh đạo Adidas chỉ còn biết tức xịt khói vì trò ma mãnh của đối thủ.

Đấy chỉ là một câu chuyện nhỏ, nói lên sự vĩ đại của Pele. Và khi Pele nghỉ, thế giới tin rằng sẽ không còn ai có thể sánh ngang được với "Vua bóng đá". Nhưng ở châu Âu, đã xuất hiện một thiên tài khác. Phong cách chơi bóng của người ấy đĩnh đạc, chính xác đến từng centimet, tấn công hay phòng ngự đều xuất chúng. Vị này mang Đức đến chức vô địch Euro và World Cup trong hai năm liên tiếp (1972 và 1974). Nhưng vì đã gọi Pele là "Vua", công chúng bèn gọi Franz Beckenbauer là "Hoàng đế".
Sau Pele, chiếc quyền trượng bóng đá được giao lại cho Franz Beckenbauer - ngôi sao hậu vệ người Đức. Ảnh: AFP.
Những tưởng "Vua" và "Hoàng đế" đã là những đỉnh cao nhất thì trong thập niên 1980, Diego Maradona xuất hiện. Ông chơi thứ bóng đá cảm xúc hơn nhiều so với hai tiền bối, khả năng "gánh team" không ai bì kịp, mang Argentina thuộc hàng yếu nhất lịch sử đến chức vô địch World Cup 1986, đặt Napoli lên bản đồ bóng đá Italy và châu Âu. Nhưng không thể gọi Maradona là "Vua" hay "Hoàng đế" được nữa, công chúng nghĩ ra một biệt danh mới: "Cậu bé vàng". Người Argentina, trong phút giây chếnh choáng, còn tự thán: rồi Chúa sẽ chẳng bao giờ sản sinh ra một thiên tài thứ hai như thế.

Nhưng Chúa hồi đáp rất nhanh. Trong thập niên 1990, Ronaldo xuất hiện. Anh bỏ khái niệm "bóng đá là môn chơi tập thể" vào thùng rác. Anh một mình một bóng, đơn thân độc mã đánh sập hàng phòng ngự đối phương. Maradona có bàn thắng để đời vào lưới đội tuyển Anh ở World Cup 1986 khi một mình dốc bóng qua toàn bộ hàng thủ đối phương, kể cả thủ môn. Ronaldo ghi những bàn kiểu ấy... nhiều như cơm bữa.
Ronaldo - Brazil
Mới đây, Marcel Desailly tiết lộ trong một bài phỏng vấn rằng cả đời thi đấu, Paolo Maldini cóng nhất là khi đối đầu Ronaldo. Ngày ấy Maldini đang đỉnh cao phong độ, khả năng tắc bóng mười quả như một, HLV đã chỉ thị kèm ai thì theo sát như cảnh sát còng tay tội phạm. Vậy mà dù có Desailly bên cạnh hỗ trợ, Maldini vẫn tim đập chân run trước trận đấu có Ronaldo. 

Desailly nói với tờ Mundial: "Trước trận derby với Inter, Maldini nói với tôi: 'Này Marcel, ông làm ơn đứng sát vào tôi, đừng bao giờ tách xa quá. Khi dâng lên bắt nó (Ronaldo), ông phải lên một lượt. Phải hai đánh một mới mong đoạt lại quả bóng'. Đấy là lần duy nhất tôi thấy Maldini lo âu".

Maldini còn sợ, hỏi sao các hậu vệ khác không run. Các trung vệ lẫy lừng nhất cùng thời khi được hỏi ai là tiền đạo đáng sợ nhất đều lập tức bật ra cái tên "Ronaldo". Khi chứng kiến Ronaldo ghi bàn vào lưới Compostela sau một cú solo từ giữa sân, HLV Sir Bobby Robson chỉ còn biết... ôm đầu vì cậu học trò quá siêu việt. Có tiền đạo mạnh về tốc độ, có người cậy sức, có người thì khéo léo, Ronaldo là tiền đạo "ba trong một". Anh đã đối mặt thì thủ môn ấy gần như chỉ có vào lưới nhặt bóng. Nhưng vì thế giới đã có "Vua", "Hoàng đế" và "Cậu bé vàng", người ta bèn nghĩ ra thêm một biệt danh nữa: "Người ngoài hành tinh".

Đến đây thì kho tàng biệt danh của thế giới chính thức cạn kiệt. Nhưng nhân loại cũng đâu phải chờ lâu. Lần này, không chỉ một ngôi sao, mà hẳn một... cặp!

Ronaldo và Messi quả là một trường hợp cực kỳ hiếm có trong lịch sử thể thao. Xuất hiện một kỳ nhân giành đến năm Quả Bóng Vàng đã khó, nhưng 10 năm qua, thế giới chứng kiến có hai người cùng đạt được kỳ tích ấy. Kể từ lúc Kaka đoạt Quả Bóng Vàng năm 2007, không một ai ngoài hai đại nhân vật ấy chạm tay vào giải thưởng cao quý nữa. Một cậu bé 13 tuổi dậy thì thành công, lấy vợ, tốt nghiệp đại học, đi làm chán chê quay lại thấy Ronaldo và Messi vẫn còn thay nhau đứng trên bục cao nhất. Ronaldo mặt già hơn một chút, Messi thì hình xăm chi chít và râu ria nhiều hơn, nhưng cả hai vẫn chưa chịu nhường vương miện lại cho ai.

Ngay cả Pele, Beckenbauer, Maradona và Ronaldo người Brazil cũng không thiết lập được sự thống trị khủng khiếp đến thế. Lần lượt, Messi và Ronaldo đã giành bảy trong số 10 chiếc Cup Champions League gần nhất, Vua pha lưới 10 mùa ấy đều thuộc về họ. Messi ghi nhiều bàn nhất lịch sử La Liga, Ronaldo ghi nhiều bàn nhất lịch sử Champions League và cả hai đều là chân sút số một qua mọi thời đại của CLB mà mình đang khoác áo. Họ cùng nâng tầm nhau lên và khiến phần còn lại chỉ biết ngước nhìn. 

Trong 10 năm qua, một cầu thủ có xuất sắc đến mấy thì phần thưởng cũng chỉ là một suất đứng cạnh Ronaldo và Messi trong "Top 3". Fernando Torres, Xavi, Antoine Griezmann, Franck Ribery, Andres Iniesta, Neymar, Manuel Neuer là những người như thế.


Sau một thập kỷ tranh cãi xem ai giỏi hơn ai, có lẽ người hâm mộ của Ronaldo và Messi cũng dần công nhận người kia. Và họ bắt đầu cảm thấy may mắn vì được xem hai siêu sao tạo nên cuộc tranh tài kỳ thú và vĩ đại bậc nhất lịch sử thể thao. Và người hâm mộ cũng bắt đầu lo sợ rằng khi họ bước qua bên kia sườn dốc sự nghiệp, cảm xúc và phép màu cũng không còn nữa.

Nhưng đấy tất nhiên chỉ là một sự lo xa. Bất ngờ luôn dành cho chúng ta ở phía trước, và những cột mốc sinh ra là để bị phá vỡ. Cũng giống như công chúng từng lo cho "tương lai bóng đá" sau khi Pele, Beckenbauer, Maradona hay Ronaldo giải nghệ vậy. Nhưng kết quả là bóng đá vẫn sống, vẫn làm trái tim ta thổn thức và vẫn sản sinh ra những quái kiệt mà lịch sử chưa từng có.

Cũng giống như Usain Bolt, Michael Phelps hay Tiger Woods. Thế giới làm gì tin có những nhân vật kiệt xuất dường ấy cho đến khi họ xuất hiện. Bản chất của con người là vươn lên không ngừng, phá vỡ những giới hạn, như Albert Einstein từng nói: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức".

Và chỉ cần một chút tưởng tượng, ta sẽ thấy viễn cảnh tương lai khi không còn Ronaldo và Messi vẫn đáng chờ đợi. 

Tất nhiên, nó sẽ đẹp theo một cách khác.

Bài viết của Hoài Phương, thấy hay nên copy từ VNExpress.

Cù Lao Xanh, Cì Ko, Eo Gió đến tháp Po-klong Ga-rai

Cù Lao Xanh, Cì Ko, Eo Gió đến tháp Po-klong Ga-rai

Một mình, là chuyến đi có khá nhiều do dự, sự ù lì và nhiều rủi ro...sẽ hủy kèo. 😆
Sau những ngày giỗ tròn 1 năm của Ông, từ Mỹ Thọ, Phù Mỹ - Cô đưa tôi lên bến để đón chuyến xe đi Quy Nhơn.
Theo kế hoạch thì tôi sẽ ra đảo Cù Lao Xanh, vẫn còn sớm cho chuyến tàu lúc 13h - nên tôi đón buýt đến mộ Hàn Mặc Tử - lúc này khu "vườn thơ" đang trùng tu nên không tham quan được nhiều...
Từ bến tàu Hàm Tử ra đảo, mất khoảng 1h45 bằng tàu chợ. Mở ăn gói xôi gất mà Cô tôi gói cẩn thận bằng lá chuối lúc sáng sớm kèm thêm mấy cái bánh ít lá gai - thế là xong bữa trưa! Ngủ một giấc, chợt có người gọi dậy - thu 25k tiền đò - cũng là lúc gần đến đảo.
Cù, trong từ cù lần, lúc thằng Pháp đô hộ mình, họ thấy dân mình thất học nhiều,...
Lao trong từ lao tù, là nơi để nhốt các chiến sĩ thời ấy.
Xanh, nước biển nơi đây xanh ngắt.
Thuê chiếc xe máy, chạy 1 vòng quanh đảo trên con đường bê-tông, rất hoang sơ và thoải mái,


Một góc nhìn phía sau đảo - khá hoang sơ - muốn xuống sâu ở bên dưới nhưng hơi ngại vì vắng và chỉ có một mình. 

Tàu về lúc hoàng hôn còn chói chang...



Một buổi chiều tại cảng - khi hoàng hôn buông xuống.
Một buổi chiều khá bối rối, hoang mang cho tôi và người dân trên đảo khi có cô gái thất lạc thèng em trai, khi mà cô gái hỏi: "Anh có thấy thằng Đại ở đâu không?"
Tôi trả lời: Không, nhưng mà sao vậy Em?
Nãy giờ 2 tụi Em tắm ở đây, Em lên bờ được 10' rồi mà tìm hoài không thấy thằng Đại!
Cô gái hoang mang đi dọc bờ biển, người dân cũng đổ xô đi tìm, những chiếc thúng bủa quay ra biển đi tìm,... cuối cùng thì cũng nhận được tín hiệu là đã tìm thấy... thì ra nó theo một cái thúng khác đi bắt ốc.
Tôi nghe vậy cũng mừng, rồi đi về nhà - còn người dân ở đó thì bảo sẽ túm thèng đó và quánh nó cho chừa cái tội đi mà kg nói cho ai biết! 😈

Ngoài mây, và hải sản tươi sống, "Đặc sản" ở đảo là san hô gần bờ!

(Nhạc nền: Eine Kleine Nachtmusik - Mozart)

San hô ở đây gần bờ, gần đến nỗi - chỉ cần đeo kính lặn, vừa bước xuống nước là đã nhìn thấy rồi.
Nhưng cũng thực sự thấy tiếc, tiếc vì:

  • Cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức!
  • Người địa phương thì khai thác kiểu nữa vời!
  • Du khách thì vô tình hoặc cố ý dẫm nát san hô khi ngắm, thậm chí còn bẻ đem về...! 😭

Quan điểm là người du lịch tự do thì mình khuyên mỗi người chúng ta nên thể hiện sự văn minh và tính nhân văn ở mỗi nơi chúng ta đặt chân đến để cho thế hệ mai sau còn nhớ đến thế hệ chúng ta hôm nay!

Rời đảo vào buổi chiều của ngày hôm sau đó, theo dự kiến sẽ đến vùng đất "hòa vàng trên đồi cỏ xanh" - nhưng bị thay đổi khi mà nghe giới thiệu về Kỳ Co và Eo Gió của hai người bạn quen trên tàu!
Qua đêm ở hostel khá phong cách ở Quy Nhơn, của đôi bạn - anh chàng là dân công nghệ, nàng là dân thiết kế!

Kỳ CoEo Gió đã được tập đoàn khá nỗi tiếng ở Quy Nhơn đầu tư phát triển du lịch - đường đi đến dễ dàng, pe-tông hóa đến tậng nơi, sạch sẻ và vẫn còn nét hoang sơ ngoại trừ dây điện giăng trên trời! phải tốn tiền mua vé để tham quan! Thôi, thà vậy còn hơn là phải lăn tăn lo lắng cho rạng san hô ở CLX.
Dãi đá ở Eo Gió
Tôi rủ 2 người bạn về Phan Rang, nhà tôi chơi tiếp người ngày còn lại - vì hôm sau là tôi phải quay lại Sài Gòn. Bạn nữ thì đi - bạn nam thì không!
Ban đầu suy nghĩ khá đơn giản nhưng khi về đến nhà thì thật bối rối để giới thiệu! Vì lần đầu dẫn một cô gái về nhà! và cô gái bối rối hơn tôi bội phần! Chúng tôi tranh luận khá nhiều về những quan điểm của người xưa, ngày nay về tình yêu đôi lứa,... khi trên đường tham quan tháp Po Klong Garai và vườn nho Ba Mọi.
Thần Shiva - Một trong những bức tượng đẹp nhất và chính gốc còn lại trên thế giới.
Dưới ánh trăng trong vắt của đêm rằm tháng 8. Tôi tiễn Em lên xe quay về Đà Nẵng, tạm biệt Em.

Tôi thì vào lại Sài Gòn, kết thúc chuyến rong chơi ở tuổi ngoài 30!

Em đi chậm lắm...!

Uể oải, mệt mỏi, dễ cáu gắt với mọi người,… chắc là công việc lộn xộn quá? Tình cờ gặp lại cô Bạn (!?), làm mình có thêm động lực để book vé đến Côn Đảo dịp cuối tháng 5.
Lên kế hoạch sơ bộ, đi những đâu, ăn những gì, gặp những ai,… - thông tin qua lại bằng e-mail, viber,… rồi cũng đến ngày bay.

Tìm hiểu cõi tâm linh huyền bí.
Côn Sơn đón 2 chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt và dai dẳng, cũng đến giữa chiều mới quyết định rời bãi Đầm Trầu khi mà trời vẫn lâm râm.
Đến một cái dorm khá nỗi tiếng ở huyện đảo, hỏi dịch vụ ra hòn 7 Cạnh nhưng không được, nên cả 2 dạo ra ngoài biển, gặp đoàn chuẩn bị đi ra đó, sau một hồi dùng khổ nhục kế và năn nĩ kế của cô Bạn nhưng không được vì hòn 7C chỉ tiếp đón tối đa 24 khách/đêm mà thôi. Hiện tại đã là 25 khách rồi!
Một góc của bến Tàu 914
Không sao, mai đi vậy, 2 chúng tôi đi dạo này là:
_Nhà tù Phú Tường – địa ngục của trần gian.
_Miếu An Sơn – thờ thứ phi của Nguyễn Ánh, Hoàng Phi Yến, đi qua hồ sen tuyệt đẹp.
_Cầu tàu 914 – nơi có 914 chiến sĩ đã ngã xuống.
_Ghé di tích Chúa Đảo – nhưng đang trùng tu.
_Rồi dừng chân tắm ở bãi An Hải, đúng là chiều đó cô Bạn chơi sang, bao nguyên bãi biển này để 2 đứa vừa tắm vừa ngắm hoàng hôn buông dần xuống núi.
9h tối đấy, chúng tôi ra viếng mộ ở nghĩa trang Hàng Dương, sau khi dâng hương, hóa vàng ở khu tượng đài, chúng tôi ra khu mộ cô Sáu dâng hương, cầm một nắm nhang trên tay, lần lượt 2 đứa chia nhau đi thắp cho những phần mộ khác, cô Bạn đi một góc – tôi một góc, mỗi ngôi mộ 1 nén nhang, vô tình thấy phần một của AHLS Nguyễn Oanh – đặt tên cho con đường mà hầu như ngày nào tôi cũng đi qua.
Càng đi ra xa càng vắng và tối, tôi cố bước thật nhanh, cắm nén nhang cho chặt, nhiều lần tôi phải hít thở thật sâu, để lấy cang đảm, nhưng đôi mắt luôn tò mò ở những chuyển động lạ của hoa lá cành, tai thì cố gắng lắng nghe có bất cứ tiếng động lạ nào hay không!..., haiz…nhát mà còn tò mò.
Chúng tôi ra về trong khi lác đác vài nhóm người vào viếng.

Khu vực pantry của cái dorm
Khoa học và logic
Buổi sáng thứ 2, pha ly café ngồi nhìn mưa rơi… cạnh có 1 pác Tây, đang ngồi dùng bữa sáng – kèm theo những dụng cụ nào là máy ảnh, tablet, phone, cuốn tập và cây viết đang ghi ghi chép chép gì đấy mà miệng thì đang ngấu nghiến miếng bánh mì ốp la – “đặc sản” ở cái dorm này.
Bắt chuyện với pác ấy, nói chuyện một hồi...– dorm đón đôi vợ chồng mà tưởng như đã hẹn trước với bọn tôi, nào là cùng đánh bài đợi hết mưa, đi chợ, cùng nấu và ăn trưa, hẹn nhau ra hòn 7C xem rùa, đi ăn tối, đánh bi da lỗ, hái xoài,... công nhận dân đảo dễ thương.
Khi ra hòn 7C, có phần hơi shock tí xíu về chỗ cắm trại và dịch vụ ngoài đây nhưng rồi cũng ráng ráng tìm để hiểu hơn.
Thích nhất ở tôi có lẻ là khi đặt một chú rùa con xuống đất, dù theo hướng nào thì chúng cũng xoay đầu về hướng biển mà bò. Hỏi mới biết là chúng có 3 khả năng xác định hướng để đi về biển:
  • Từ trường của trái đất
  • Ánh sáng
  • Tiếng sóng biển.
Khoảnh khắc thả rùa con về với biển
_Khi bơi được ra biển thì chúng ngoảnh đầu nhìn lại nơi chúng ra đi để ghi nhận thông tin, rồi đi...đi mãi,… đến khoảng 30-35 năm sau – chúng sẽ quay trở lại đúng nơi này đẻ trứng (nếu là cái) -> Không giải thích được chuyện lạ này!
Soffell không xi-nhê gì với muỗi ở hòn 7C, chỉ có dầu tràm của các anh kiểm lâm thì chống chế được khoảng 1-2h. Trên đảo, hạn chế dùng điện nên chúng tôi cùng ăn tối, trò chuyện trong đêm cùng với một vài con đom đóm,…
Khoảng 9h tối, được các anh ra tín hiệu xuống xem rùa đẻ trứng, một con rùa bự nhất từ trước đến giờ tôi thấy, đẻ được 143 trứng – khá nhiều (theo anh kiểm lâm). Nhưng theo cô Bạn tôi nhẫm tính, trung bình:
  • Tuổi trưởng thành của rùa biển là 30-35 năm. Sau khi trưởng thành thì 2-3 năm/ đẻ 1 lần.
  • Mỗi mùa – rùa cái có thể đẻ khoảng 7-8 lần (kéo dài từ 2-3 tháng)/mỗi lần đẻ khoảng 150 trứng = 1050 trứng.
  • Tỉ lệ rùa trưởng thành sống sót sau khi trở về với biển là 1/1000.
  • Nếu 1 con rùa cái sống đến 60 năm thì có thể chỉ sinh được 15 con rùa có thể trưởng thành khác.
  • Chúng ta bảo tồn là chuyện rất cần thiết. à Hứa là không bao giờ đụng tới rùa và những sản phẩm chế biến từ loài rùa này.
Rùa mẹ đang lấp hang sau khi đẻ xong
Nói chung là rùa mẹ rất công phu để đào, đẻ từng quả trứng vào hang. Khi đẻ xong thì đến công đoạn lắp hang, rồi thở, rồi lắp… rồi vừa đi về biển vừa thở - nghe kể là có nhiều con mệt quá mà ngủ gật trên bãi biển, chờ nước lên rồi bơi đi mà thôi…
Rùa mẹ bơi trở về biển
Chúng tôi ngồi nói nhiều chuyện về rùa trong tiếng sóng vỗ dạt dào, dưới trăng khuyết nhưng được cái bầu trời nhiều sao… ai cũng mong có sao băng xẹt qua để ước… nếu có thì tôi ước gì nhĩ, ước cho Bạn, cho tôi hay cho cả hai?.
Bảng giá dịch vụ tham quan xem rùa đẻ trứng ở Hòn 7 Cạnh
Suy ngẫm
Sáng sớm, có cảm giác bị “bóng đè”, cố gắng gượng hoài mà dậy không được, trong lúc lơ mơ gượng dậy thì nghe tiếng chó sủa thế là ngồi dậy được nên không muốn nằm ngủ nữa, đi dạo biển. Thì ra dưới biển vẫn còn 1 nhóm người tối qua lên xem rùa đẻ nhưng chưa được, may mắn sao vẫn còn một con… xem rùa đẻ hiệp 2. Sau đó, nhóm chúng tôi trở về đến dorm thì trời bắt đầu đỗ mưa lớn.
Sau khi mưa tạnh, chúng tôi trekking đỉnh Thánh Giá, ở đây cô Bạn tôi tiếp tục dùng mỹ nhơn kế để thuyết phục anh biên phòng cho lên đỉnh Thánh Giá nhưng bất thành.
Anh bộ đội chỉ qua cầu Ma Thiên Lãnh, nơi đó cao để ngắm toàn thị xã Paolo Condor, chúng tôi đành chuyển hướng sang MTL, chẵng thấy cao, đi tiếp thì gặp bảng hướng dẫn đi bãi ông Đụng (đi bộ khoảng 700m), bãi mới (1km),… tụi tôi chọn đi bãi mới, tuy là rừng nguyên sinh nhưng dường như hệ sinh thái không phong phú và rất khác so với những khu rừng tôi đi qua trước đây cả về thảm thực vật cũng như động vật. Tuy đường be-tông dễ đi nhưng bất cẩn như tôi thì té mấy lần, dường như chỉ có 2 chúng tôi đi trên con đường này hôm đó, chẵng thấy thêm ai ngoài những chú khỉ lúc về.
Khá mệt, mặt cô Bạn đỏ bừng, nói không ra hơi nhưng được cái giọng vẫn khỏe… khi quay về, có bảng chỉ đi hang Đức Mẹ.
Tụi mình đi thêm cái hang này xem sao nha. Tôi hỏi,
Dạ, 400m – cũng không xa lắm. OK, đi. Nhưng Anh đi trước đi, Em đi chậm lắm! Cô Bạn vừa cười vừa trả lời vừa thở.
Mặt Em đỏ bừng lên rồi kìa, thôi – mệt thì khỏi đi.
Không, Anh đi trước, Em đi từ từ cũng đến, Em sẽ lên sau – Anh đến rồi quay xuống gặp Em đang lên là được.
Thật không?
Thật mà, tin Em đi. Cô bạn trả lời dứt khoắt.

Thế là tôi bước đi thật nhanh nhưng đường khá trơn, khó mà vội vàng – rồi cũng đến được hang. Ngắm tượng Đức Mẹ mà trong lòng bồn chồn, tranh thủ chạy xuống – trời lại đỗ mưa, làm mình càng lo lắng hơn, xuống khoảng 100m thì thấy cô Bạn đang lững thững từng bước ngắn, đứng nhìn mà vui mà nhẹ nhõm cả người, cô Bạn gặp tôi cũng tươi cười, xong rồi cô ấy cũng đến hang – tôi đợi ở ngoài và cả hai cùng xuống.
Cảm giác xuống lần này sao mà thoải mái vô cùng, không hối hả, không bồn chồn lo lắng như hồi nãy,...đường xuống lần này cũng dễ đi thấy lạ.! Thực sự là vậy, tuy chậm nhưng mà mình cảm thấy nhẹ nhàng, bớt lo lắng, nghe giọng nói líu lo làm mình đỡ mệt,...cuộc đời là những chuyến đi – nếu cho tôi chọn thì tôi sẽ đi hai mình, ít nhất người ta cho tôi biết: Đôi lúc, nhìn mặt tôi là người ta không ưa gì mấy.

Hôm cuối trong lịch trình là buổi sáng đẹp trời, nắng chói chang – trời trong xanh, mây trắng bồng bềnh, không khí mát mẻ,… chào tạm biệt những người bạn mới gặp mà tưởng đâu rất thân, quen từ lâu rồi hay sao ấy.
  • Cô bé tiếp tân: ban đầu được đánh giá là nói năng cọc lốc. Nhưng rất nhiệt tình và dễ thương khi càng nói chuyện nhiều với cô, cứ hỏi A/c khi nào cưới.
  • Đôi vợ chồng trẻ (Thu + Tồng): Rất hợp đôi, cũng là đôi bạn phượt rồi tình cờ quen nhau, sống thoải mái và rất vui vẻ.
  • Một pác Tây: Đi bộ 7 tiếng/ngày ở Côn Đảo để tìm hiểu hệ sinh thái, văn hóa, con người,… thật đáng nể.
  • Một cô người Pháp: Xinh đẹp, vui vẻ và hòa đồng.
Chuyến đi thật thú vị khi có người bạn đồng hành dễ thương và thật tuyệt vời, đôi khi rất hiểu ý mình. Ngoài việc cho thấy bộ mặt khó ưa của tôi, cô Bạn còn cho tôi nhận ra một điều: mỗi người nên (phải) tôn trọng những thói quen của nhau hơn là việc cứ áp đặt người khác phải theo thói quen của mình. Như vậy thì 2 người sẽ có thể đi với nhau thật vui và thật xa.

Tạm biệt Côn Đảo.
Chúng ta sẽ gặp nhau để cùng đi trên con đường dài hơn.

Một góc biển ở bãi Tàu Bể


Em bảo anh đi đi…

Em bảo: “Anh đi đi”
Sao anh không đứng lại?
Em bảo: “Anh đừng đợi”
Sao anh vội về ngay?
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu ?
Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông
Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tình vào cõi không.
-= Puskin =-