Tượng thần Shiva – Siva

(Shiva; Sanskrit: Siva), một trong ba ngôi tối linh của Ấn Độ giáo, vừa là thần Huỷ diệt, vừa là thần Sáng tạo; bởi theo quan niệm Ấn Độ giáo, huỷ diệt chỉ là hành động tất yếu để đi đến sáng tạo.

Nếu sáng tạo là thiêng liêng, thì huỷ diệt cũng phải là một phương diện thiêng liêng khác. Siva bán nam bán nữ; tự phân làm chết và sống; một nguyên lí âm, một nguyên lí dương. Trong mĩ thuật, hình ảnh Siva thường được tượng trưng bằng Linga (dương vật) và Yôni (âm vật), hoặc là có 3 con mắt (Mặt Trời, Mặt Trăng và ngọn lửa thế gian), 4 tay (4 phương, tay đinh ba, tay rìu, tay xua đuổi sự sợ hãi, tay ban phước lành).

Phổ biến hơn cả là Siva đang múa, 4 tay [tay trống, tay (cầm) lửa, tay chĩa lên trời, tay xuống đất], Siva chân dẫm lên người lùn. Người ta thường nhắc tới tượng Siva hoàng đế của các vũ sĩ [cuối thế kỉ 7, động Elôra (Ellorã), Ấn Độ], Siva ba đầu [thế kỉ 7, đền Êlêphanta (Éléphanta), Ấn Độ].

Tượng Siva bằng đồng thế kỉ 1