Phải nói “cái râu, cái tóc” là góc con người mới đúng. Để râu hay không để râu? Để râu như thế nào không chỉ là ý thích của mỗi người đàn ông mà còn mang tính thời đại nữa.
1- Loài người chia ra hai giới, giới đàn ông có râu và đàn bà không râu. Điều đó là do một cặp trong số 23 cặp nhiễm sác thể , cặp XY quyết định. Đàn ông có XY nên sản sinh ra testeron nên mới có râu.
Jean- Baptiste Lamarck ( 1744- 1829), nhà tự nhiên học Pháp đi tiên phong trước nhà khoa học Thuỵ Điển Carl von Linné (1707- 1778) trong việc hệ thống hoá phân loại sinh vật, đã từng chia loài người ra người có râu và người không râu. Điều đó chứng tỏ sự khác biệt về hình thái của bọ râu quan trọng biết chừng nào.
2- Người phương Đông cũng cực kỳ coi trọng bộ râu . Bộ râu đàn ông đối sánh với bộ nhũ của của đàn bà:
“ Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con”.
Nghì là gì? Theo từ điển, Nghì tức là nghĩa, tình nghĩa. Bất nghì tức là bất nghĩa, sống bội bạc. Ngì cũng là dũng, là oai phong. Như vậy, không có râu tức là không còn ra cái thể thống đàn ông cả về hình dung lẫn tính cách. Như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi”khac svới Từ Hải “râu hùm hàm én, mày ngài”.
Bởi thế mới có câu chuyện tiếu lâm. Rằng ông nọ không có râu lấy làm nhục lắm, ao ước con mình cũng có một bộ râu ba chòm thật đẹp. Gặp một người đẹp lão có bộ râu ba chòm, ông ta bèn mời về thết đãi và nhờ...cấy râu cùng bà vợ. Ở trong phòng, ông nọ bà kia cấy hăng quá, ông chủ hoảng hốt la lên: Vừa vừa thôi kẻo con nó thành râu quai nón mất.
Phải chăng, câu tục ngữ “ Cái răng, cái tóc là góc con người”, phải là “ Cái râu, cải tóc” mới đúng?
3- Râu tự nhiên của con người mọc khác nhau và cách để râu không giống nhau. Có người râu thưa, có người râu dài, râu rậm, thậm chí râu quai nón. Râu dê, râu quặp, râu cá trê...bị coi là xấu. Râu đẹp như Quan Công trong truyện Tam Quốc Chí là bộ râu dài óng mượt, nên được người đới gọi là Mỹ Nhiệm Công ( Ông Râu Đẹp).
* Cacmac.
Bộ râu góp phần tạo nên nét đẹp và phản ánh tính cách của con người.
* Tổng thống Abraham Lincoln.
Chuyện kể rằng, tổng thống Mỹ Abraham Lincoln ( 1809- 1865) vốn không để râu. Ông có công giải phóng nô lệ da đen nên được nhân dân rất yêu quý. Có một cô bé tên là Gray lên 12 tuổi ngắm nghía ảnh ông, thấy Lincoln má hóp, mặt gầy trông không oai phong, bèn viết thư góp ý ông nên để râu. Lincoln nhận được thư đã làm theo lời cô bé và quả nhiên tạo ra được một gương mặt có tướng hơn hẳn.
Nhiều nhà lãnh tụ cũng đều có bộ râu đẹp. Có người đã đưa ra thi đố bằng cách vẽ xiluet ( vẽ bóng) mấy vị Mac, Enghen, Lênin, Stalin và Phiđen. Nhờ có bộ râu, người ta đều nhận ra được họ.
Ngược lại, có những kẻ xấu, bộ râu cũng xấu. Điển hình là Hitle với bộ râu “cứt mũi”.
Bộ râu cũng có thể coi là một kiểu “thời trang” làm đẹp của đàn ông. Trên thế giới có những kiểu râu được mang tên người khởi xướng. Như kiểu râu Garibanđi mang tên nhà cách mạng Ý với bộ ria và râu cằm xoắn đẹp. Kiểu râu Vanđich mang tên hoạ sĩ người Anh Anthony van Dyck. Đó là bộ mặt có hàng ria rậm và để một chút râu cằm... Nói đến râu đẹp mà không nhắc tới Leonardo Da Vinci hay Lev Toltoi cũng là thiếu sót.
* Leonardo Da Vinci.
Người theo Hồi giáo có tục không được cạo râu. Thời Taliban cầm quyền ở Apganixtan, người đàn ông nào không để râu là bị bắt tù tội hoặc tra tấn.
* Hitle.
Ngày nay trên thế giới có không biết bao nhiêu kiểu râu tóc khác nhau. Và hàng năm còn có cuộc thi râu giống như thi hoa hậu vậy.
4- Thế tại sao bây phải người ta lại có xu hướng không để râu?
Nhiều người cho rằng đó là xu hướng tất nhiên. Vì để râu bị coi là “mất vệ sinh”, “nuôi râu” cũng lắm công phu, và không phải ai cũng có râu đẹp, nên cạo quách đi cho xong!
Nhưng cũng có người cho rằng việc này cũng do tác động của một cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn. Người đó là Mao Trạch Đông. Cùng thời với ông là những Đổng Tất Vũ, Chu Đức, Hạ Long, Bành Đức Hoài ... đều để râu cả. Nhưng bản thân ông không có râu, nên những người sau ông, như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu... đều theo ông không để râu nữa. Sau đó mọi người đều bắt chước.
Ở nước ta cũng vậy, các cụ ngày xưa đều để râu. Nhưng sau này ít người để râu.
* Nhà văn Nguyên Hồng.
* Nhà văn Nguyễn Tuân.
Tuy nhiên, có những người có cá tính vẫn để râu. Nhất là những văn nghệ sĩ, như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng..., về sau còn có Phan Cẩm Thượng nữa. Có người khuyên Nguyên Hồng bỏ râu đi, ông ngẫm nghĩ và cười bảo, chẳng có gì để chơi cả thì chơi râu vậy thôi. Giới khoa học cũng có những người có bộ râu đẹp, như nhà cổ sinh học Vũ Khúc, kiến trúc sư Đoàn Đức Thành, nhà sử học Dương Trung Quốc...
* Một số những người có râu gặp nhau. Từ trái sang: nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nhà sử học Dương Trung Quốc, kiến trúc sư Đoàn Đức Thành.
5- Có người hỏi người viết bài này: Xem ra ông có vẻ tán thưởng người để râu lắm, vậy sao ông không để râu đi?
Thưa rằng, tại hạ cũng đã từng để râu, hay nói đúng hơn là để ria. Trông cũng không đến nỗi. Nhưng khổ nỗi, cứ bị vợ con eo xèo về chuyện để râu. Thậm chí bà nội tướng còn cấm tại hạ vác cái bộ râu ấy tới trường nơi bà ấy dạy học. Thế là đành tiếc hùi hụi mà cạo râu đi, kẻo không sẽ thành ra ...râu quặp!
1- Loài người chia ra hai giới, giới đàn ông có râu và đàn bà không râu. Điều đó là do một cặp trong số 23 cặp nhiễm sác thể , cặp XY quyết định. Đàn ông có XY nên sản sinh ra testeron nên mới có râu.
Jean- Baptiste Lamarck ( 1744- 1829), nhà tự nhiên học Pháp đi tiên phong trước nhà khoa học Thuỵ Điển Carl von Linné (1707- 1778) trong việc hệ thống hoá phân loại sinh vật, đã từng chia loài người ra người có râu và người không râu. Điều đó chứng tỏ sự khác biệt về hình thái của bọ râu quan trọng biết chừng nào.
2- Người phương Đông cũng cực kỳ coi trọng bộ râu . Bộ râu đàn ông đối sánh với bộ nhũ của của đàn bà:
“ Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con”.
Nghì là gì? Theo từ điển, Nghì tức là nghĩa, tình nghĩa. Bất nghì tức là bất nghĩa, sống bội bạc. Ngì cũng là dũng, là oai phong. Như vậy, không có râu tức là không còn ra cái thể thống đàn ông cả về hình dung lẫn tính cách. Như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi”khac svới Từ Hải “râu hùm hàm én, mày ngài”.
Bởi thế mới có câu chuyện tiếu lâm. Rằng ông nọ không có râu lấy làm nhục lắm, ao ước con mình cũng có một bộ râu ba chòm thật đẹp. Gặp một người đẹp lão có bộ râu ba chòm, ông ta bèn mời về thết đãi và nhờ...cấy râu cùng bà vợ. Ở trong phòng, ông nọ bà kia cấy hăng quá, ông chủ hoảng hốt la lên: Vừa vừa thôi kẻo con nó thành râu quai nón mất.
Phải chăng, câu tục ngữ “ Cái răng, cái tóc là góc con người”, phải là “ Cái râu, cải tóc” mới đúng?
3- Râu tự nhiên của con người mọc khác nhau và cách để râu không giống nhau. Có người râu thưa, có người râu dài, râu rậm, thậm chí râu quai nón. Râu dê, râu quặp, râu cá trê...bị coi là xấu. Râu đẹp như Quan Công trong truyện Tam Quốc Chí là bộ râu dài óng mượt, nên được người đới gọi là Mỹ Nhiệm Công ( Ông Râu Đẹp).
* Cacmac.
* Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được coi là người có bộ râu đẹp, mang sắc thái phương Đông, tiên phong đạo cốt. Bộ râu của Người đã được đưa cả vào thơ ca: “Cho con được ôm hôn má Bác/ Hôn chòm râu mát rượi Hoà Bình” ( Tố Hữu).Bộ râu góp phần tạo nên nét đẹp và phản ánh tính cách của con người.
* Tổng thống Abraham Lincoln.
Nhiều nhà lãnh tụ cũng đều có bộ râu đẹp. Có người đã đưa ra thi đố bằng cách vẽ xiluet ( vẽ bóng) mấy vị Mac, Enghen, Lênin, Stalin và Phiđen. Nhờ có bộ râu, người ta đều nhận ra được họ.
Ngược lại, có những kẻ xấu, bộ râu cũng xấu. Điển hình là Hitle với bộ râu “cứt mũi”.
Bộ râu cũng có thể coi là một kiểu “thời trang” làm đẹp của đàn ông. Trên thế giới có những kiểu râu được mang tên người khởi xướng. Như kiểu râu Garibanđi mang tên nhà cách mạng Ý với bộ ria và râu cằm xoắn đẹp. Kiểu râu Vanđich mang tên hoạ sĩ người Anh Anthony van Dyck. Đó là bộ mặt có hàng ria rậm và để một chút râu cằm... Nói đến râu đẹp mà không nhắc tới Leonardo Da Vinci hay Lev Toltoi cũng là thiếu sót.
* Leonardo Da Vinci.
Người theo Hồi giáo có tục không được cạo râu. Thời Taliban cầm quyền ở Apganixtan, người đàn ông nào không để râu là bị bắt tù tội hoặc tra tấn.
* Hitle.
Ngày nay trên thế giới có không biết bao nhiêu kiểu râu tóc khác nhau. Và hàng năm còn có cuộc thi râu giống như thi hoa hậu vậy.
4- Thế tại sao bây phải người ta lại có xu hướng không để râu?
Nhiều người cho rằng đó là xu hướng tất nhiên. Vì để râu bị coi là “mất vệ sinh”, “nuôi râu” cũng lắm công phu, và không phải ai cũng có râu đẹp, nên cạo quách đi cho xong!
Nhưng cũng có người cho rằng việc này cũng do tác động của một cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn. Người đó là Mao Trạch Đông. Cùng thời với ông là những Đổng Tất Vũ, Chu Đức, Hạ Long, Bành Đức Hoài ... đều để râu cả. Nhưng bản thân ông không có râu, nên những người sau ông, như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu... đều theo ông không để râu nữa. Sau đó mọi người đều bắt chước.
Ở nước ta cũng vậy, các cụ ngày xưa đều để râu. Nhưng sau này ít người để râu.
* Nhà văn Nguyên Hồng.
* Nhà văn Nguyễn Tuân.
Tuy nhiên, có những người có cá tính vẫn để râu. Nhất là những văn nghệ sĩ, như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng..., về sau còn có Phan Cẩm Thượng nữa. Có người khuyên Nguyên Hồng bỏ râu đi, ông ngẫm nghĩ và cười bảo, chẳng có gì để chơi cả thì chơi râu vậy thôi. Giới khoa học cũng có những người có bộ râu đẹp, như nhà cổ sinh học Vũ Khúc, kiến trúc sư Đoàn Đức Thành, nhà sử học Dương Trung Quốc...
* Một số những người có râu gặp nhau. Từ trái sang: nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nhà sử học Dương Trung Quốc, kiến trúc sư Đoàn Đức Thành.
5- Có người hỏi người viết bài này: Xem ra ông có vẻ tán thưởng người để râu lắm, vậy sao ông không để râu đi?
Thưa rằng, tại hạ cũng đã từng để râu, hay nói đúng hơn là để ria. Trông cũng không đến nỗi. Nhưng khổ nỗi, cứ bị vợ con eo xèo về chuyện để râu. Thậm chí bà nội tướng còn cấm tại hạ vác cái bộ râu ấy tới trường nơi bà ấy dạy học. Thế là đành tiếc hùi hụi mà cạo râu đi, kẻo không sẽ thành ra ...râu quặp!
TIẾU TIÊN SINH
(KHOA HỌC& ĐỜI SỐNG-Sống vui sống khoẻ Số Xuân Mậu Tý, 1+2 ra từ 29/1 đến 14/2/2008)
(KHOA HỌC& ĐỜI SỐNG-Sống vui sống khoẻ Số Xuân Mậu Tý, 1+2 ra từ 29/1 đến 14/2/2008)