Glycogen là gì? Những kiến thức cơ bản về glycogen

Glycogen là gì? Những kiến thức cơ bản về glycogen

Khi đọc các bài viết về dinh dưỡng cho người tập thể hình, chúng ta thường nghe nhắc đến glycogen nhưng chưa thực sự hiểu nó là chất gì, có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe và tập luyện.

Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất bạn nên biết về glycogen – một dạng tinh bột trong cơ thể.

Glycogen là tinh bột gì?

Glycogen thực chất là một dạng carbohydrate được lưu trữ trong cơ thể.

Nó được hình thành bằng cách liên kết các phân tử glucose theo chuỗi dài, gồm khoảng 8-12 phân tử. Những chuỗi này sau đó lại tiếp tục liên kết với nhau tạo nên các hạt lớn gồm hơn 50.000 phân tử glucose.

Những hạt glycogen này được lưu trữ cùng với nước và kali trong các tế bào cơ và gan, cho đến khi cơ thể phân hủy và sử dụng chúng để làm năng lượng.

Một hạt Glycogen sẽ có hình dạng như hình

Những sợi như sợi dây ruy băng nhiều màu ở trung tâm đại diện cho một dạng protein chuyên biệt, đóng vai trò là điểm nối để tất cả các chuỗi glycogen gắn vào.

Hạt glycogen lớn hơn khi ngày càng có nhiều chuỗi glycogen được gắn vào hạt nhân này, và nó bị thu nhỏ lại khi các sợi bị phá vỡ để sử dụng làm năng lượng.

Tổng hợp glycogen là gì?

Tổng hợp glycogen là việc tạo và lưu trữ các hạt glycogen mới.

Để hiểu được cách thức và lý do glycogen được tạo ra, điều quan trọng là phải hiểu cách cơ thể bạn tiêu hóa và lưu trữ carbohydrate.

Sau khi ăn một bữa ăn, cơ thể bạn phân hủy protein, chất béo và carbs thành các phân tử nhỏ hơn. 

  • Protein bị phân hủy thành các phân tử gọi là axit amin. 
  • Chất béo bị phân hủy thành các phân tử gọi là triglyceride.
  • Carbs bị phân hủy thành các phân tử của một loại đường đơn giản gọi là glucose.

Cơ thể cũng có thể chuyển đổi protein và chất béo thành một lượng nhỏ glucose, nhưng quá trình này không hiệu quả và chỉ tạo ra đủ glucose cho các chức năng cơ thể cơ bản, chứ không đáp ứng được nhu cầu tập tạ. Nó cũng chỉ tăng khi mức glycogen đã ở mức thấp. Đó là lý do tại sao bạn phải tiêu thụ carbs để tạo ra một lượng glucose đáng kể.

Cơ thể chỉ có thể lưu trữ khoảng 4 gram (một muỗng cà phê) glucose trong máu bất cứ lúc nào. Nếu glucose tăng vượt mức sẽ gây ra dư thừa, có khả năng làm hỏng dây thần kinh, mạch máu và các mô khác. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, để ngăn chặn điều này xảy ra, cơ thể cơ thể sử dụng một số cơ chế để loại bỏ một lượng glucose đi vào máu. Và cách để xử lý chính là “đóng gói” lượng glucose này thành các hạt glycogen, sau đó “cất” chúng vào các tế bào cơ và gan. Đây chính là quá trình tổng hợp glycogen.

Nếu cơ thể cần thêm năng lượng trong tương lai, nó sẽ chuyển đổi các hạt glycogen này thành glucose và sử dụng để làm nhiên liệu.

Glycogen được lưu trữ ở đâu?

Glycogen chủ yếu được lưu trữ trong các tế bào cơ và gan, cùng với một lượng nhỏ ở trong một số tế bào não, tim, mỡ và thận.

Cụ thể thì glycogen được lưu trữ ở chất lỏng trong các tế bào được gọi là cytosol.

Cytosol là một chất lỏng trong suốt bao gồm nước, các loại vitamin, khoáng chất và một số chất khác giúp tạo nên cấu trúc tế bào, lưu trữ chất dinh dưỡng và hỗ trợ các phản ứng hóa học trong tế bào.

Glycogen trôi nổi trong cytosol cho đến khi nó bị phân hủy thành glucose và sử dụng để làm năng lượng.

Hình dưới đây là cấu trúc của glycogen trong tế bào gan khi được quan sát dưới kính hiển vi. Các chấm đen nhỏ là các hạt glycogen lơ lửng trong cytosol.


Thông thường thì mọi người có thể lưu trữ khoảng 100 gram glycogen trong gan và khoảng 500 gram trong cơ bắp. Người có lượng cơ bắp nhiều hơn và có nhiều kinh nghiệm tập luyện có thể lưu trữ được nhiều hơn thế.

Nhưng nói chung, hầu hết mọi người đều có khả năng lưu trữ khoảng 600 gram glycogen.

Cơ thể bạn sử dụng glycogen trong gan như một nguồn năng lượng tức thời để cung cấp cho não và thực hiện các chức năng cơ thể khác trong ngày.

Trong khi đó, glycogen cơ bắp được sử dụng bởi bất kỳ cơ bắp nào đang hoạt động trong khi tập thể dục.

Ví dụ: Nếu bạn tập squats, thì glycogen được lưu trữ trong cơ đùi trước, đùi sau, mông và bắp chân sẽ bị phân hủy thành glucose để cung cấp năng lượng cho bài tập.

Ảnh hưởng của glycogen đến việc tập luyện

Sau khi hiểu rõ khái niệm glycogen, quá trình lưu trữ và sử dụng nó, chúng ta hãy đi tìm lý do vì sao vận động viên, người tập luyện cần phải quan tâm đến lượng glycogen.

Glycogen ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất tập luyện?

Đơn vị cơ bản nhất của năng lượng tế bào là một phân tử có tên gọi là adenosine triphosphate (ATP).

Tuy nhiên, để một tế bào sử dụng được ATP, trước tiên nó phải chia ATP thành nhiều phân tử nhỏ hơn. Quá trình này tạo ra các phụ phẩm mà sau đó được “tái chế” lại thành ATP để tái sử dụng.

Bạn càng có nhiều ATP, các tế bào càng lưu trữ và tái tạo nhanh, càng tạo ra được nhiều năng lượng sử dụng để hoạt động.

Khi bạn tập thể dục, các tế bào của bạn đòi hỏi nhiều năng lượng hơn bình thường. Do đó cơ thể phải tạo ra nhiều ATP hơn để đáp ứng.

Ví dụ, trong một lần chạy nước rút, cơ thể có khả năng sử dụng ATP nhanh hơn 1.000 lần so với khi bạn nghỉ ngơi.

Vậy, làm thế nào để cơ thể bạn tăng cường sản xuất năng lượng để đáp ứng những nhu cầu này?

Cơ thể sử dụng 3 quá trình khác nhau, được gọi là các hệ thống năng lượng (energy systems) để đảm bảo cơ bắp luôn có nguồn cung cấp ATP ổn định cho dù bạn tập nhiều và nặng đến mức nào.

Các hệ thống này sử dụng một số nguồn nhiên liệu khác nhau để tái tạo ATP, bao gồm mỡ cơ thể (triglyceride), glycogen và một phân tử khác gọi là phosphocreatine.

Hệ thống phosphocreatine

Sử dụng phosphocreatine – một nguồn năng lượng khác được lưu trữ trong cơ bắp.

  • Ưu điểm: Tạo ra năng lượng cực nhanh.
  • Nhược điểm: Năng lượng không nhiều, mất nhiều thời gian để nạp lại.

Cơ thể thường sử dụng hệ thống này cho những nỗ lực ngắn dưới 10 giây. Sau 10 giây tập nặng, hệ thống phosphocreatine bị rút cạn và cơ thể bắt đầu phải phụ thuộc vào 2 hệ thống còn lại.

Hệ thống anaerobic

Sử dụng glycogen và glucose để làm năng lượng, nên còn được gọi là hệ thống glycolytic.

  • Ưu điểm: Tạo ra năng lượng tương đối.
  • Nhược điểm: Mất vài giây để đạt được công suất tối đa.

Hệ thống anaerobic chủ yếu được sử dụng cho các bài tập kéo dài khoảng 20 giây đến 2 phút. Hầu hết các set 8-12 reps của bạn sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống này.

Hệ thống aerobic

Sử dụng nhiều glycogen cơ bắp, còn được gọi là hệ thống oxy hóa trực tiếp.

  • Ưu điểm: Tạo ra nhiều năng lượng trong thời gian dài.
  • Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để “làm nóng”.

Hệ thống này thường được sử dụng trong tập luyện cường độ vừa phải, kéo dài, hoặc khi bân hồi phục sai những bài tập khó.

Cả 3 hệ thống năng lượng đều cùng hoạt động mọi lúc, nhưng ảnh hưởng của mỗi hệ thống khác nhau tùy thuộc vào mức độ tập luyện của bạn.

Và phân tích 3 hệ thống này để làm gì?

Ta có thể thấy cả 3 hệ thống đều phụ thuộc rất nhiều vào glycogen.

Nếu mức glycogen của bạn xuống thấp thì những hệ thống này cũng giảm hiệu suất, ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập. Ngược lại, nếu bạn giữ mức glycogen cao, cung cấp nguồn nhiên liệu ổn định cho các động cơ này, bạn sẽ có thể tập được nặng hơn và lâu hơn. 

Glycogen và sức mạnh

Nếu bạn thực hiện các sets gồm 4-6 reps, thì set của bạn thường sẽ kéo dài khoảng 15-20 giây.

Nếu glycogen cơ bắp được sử dụng cho những sets dài hơn, nó sẽ tạo ra những sự khác biệt nhờ 2 lý do:

  1. Thứ nhất, mặc dù trong những bài tập ngắn, bạn chủ yếu dựa vào hệ thống phosphocreatine nhưng vẫn cần đến một lượng glycogen tương đối. Chẳng hạn như trong một bài nước rút 10 giây sẽ sử dụng 1 nửa năng lượng từ phosphocreatine và 1 nửa từ anaerobic.
  2. Thứ hai, giữa các sets, hệ thống aerobic của bạn phụ thuộc rất nhiều vào carbohydrate để tái tạo ATP. Nếu bạn không có đủ glycogen trong cơ bắp để phục hồi giữa các sets

Glycogen và sức bền

Cơ thể nhận khoảng 80-85% năng lượng từ glycogen khi bạn đạt khoảng 50-85% cường độ tối đa của bản thân, trong tất cả các môn thể thao sức bền.

Đó là lý do vì sao bạn được khuyên nên ăn chuối, bánh mì, các loại bars protein, nước tăng lực, gel và những món ăn bổ sung nhiều carb khác trong những cuộc chạy dài.

Khi càng đạt gần đến mức cường độ tối đa, cơ thể sẽ sử dụng nhiều carbohydrate hơn theo cấp số nhân. Nghĩa là nếu bạn tập ở mức 60% cường độ tối đa, bạn sẽ sử dụng lượng glycogen nhiều hơn gấp đôi so với khi bạn tập ở mức 30%.

Bạn càng tập nặng thì bạn càng cần nhiều glycogen.

Và điều gì sẽ xảy ra khi bạn hết glycogen? Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không duy trì được hiệu suất mong muốn của mình.

Bạn có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra bằng cách bổ sung thêm carbs trong thời gian tập luyện dài, đồng thời xây dựng chế độ ăn nhiều carbs trong ngày.

Làm thế nào để tăng mức glycogen?

Chỉ một bữa ăn lớn nhiều carb không đủ để giữ glycogen ở mức cao. Glycogen luôn bị phá vỡ và tái tạo. Đó là lý do tại sao bạn phải duy trì lượng carbohydrate hàng ngày tương đối cao.

Nhưng chính xác thì cao là bao nhiêu?

Nếu bạn muốn tăng sức mạnh và xây dựng cơ bắp thì cần ăn 1-3 gram carbs/ 0.5 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Nếu bạn muốn giảm mỡ thì lượng carb sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng calo mục tiêu của bạn. Hầu hết mọi người sẽ nạp khoảng 1-1.6 gram carbs cho mỗi 0.5kg trọng lượng cơ thể.

Nếu bạn là vận động viên tập các môn sức bền như chạy bộ, đạp xe bạn có thể cần đến 4-5 gram carbs cho mỗi 0.5kg trọng lượng cơ thể.

Tóm lại, điểm mấu chốt là sau khi đảm bảo đã ăn đủ lượng protein và chất béo mỗi ngày, hãy ăn nhiều carbs nhất có thể trong lượng calo cho phép.

Glycogen có trong thực phẩm nào?

Vì thành phần của glycogen là glucose, một loại carbohydrate, nên thức ăn tốt nhất để tăng mức glycogen trong cơ bắp là những món có nhiều carbs.

Nhiều người chọn các loại carbs tinh chế như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì trắng, đồ ăn nhẹ và tráng miệng giàu carb như bánh quy để tăng mức glycogen cơ bắp. Nhưng thực ra đây không phải là một ý kiến hay.

Dù thực phẩm nào nhiều carbs cũng sẽ hoàn thành được nhiệm vụ đó. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tập trung vào các nguồn carbs đậm đặc, ít qua tinh chế vì chúng giàu các vitamin và khoáng chất hơn.

Bạn có thể tham khảo một số món sau đây:

  • Khoai lang
  • Khoai tây
  • Chuối
  • Dâu tây
  • Nho
  • Táo
  • Xoài
  • Yến mạch
  • Lúa mạch
  • Gạo trắng và gạo lứt
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
  • Đậu
Như vậy bạn đã hiểu glycogen là gì chưa nào, cũng như vai trò của nó đối với hiệu suất tập luyện và cơ bắp. Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình để tránh mức glycogen cơ bắp bị hạ xuống quá thấp. Tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng và phải cân nhắc đến lượng calo nữa nhé.

Nguồn: irace.vn

IKIGAI, cách người Nhật đi tìm ý nghĩa cuộc sống.

Tối qua, mình như đã có một cuộc phiêu lưu đến nơi như ý định ban đầu là để học tiếng Anh. Ngoài sự mong đợi, nơi đó mình được giao lưu với các bạn trẻ sẽ là nhân tài của tương lai với tâm hồn đầy hồn nhiên và chủ động. Thầy cô là những thiện trí thức của đương thời, đầy lòng nhiệt huyết với tinh thần tích cực chứa đựng tình yêu thương.

IKIGAI, cách người Nhật đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Chủ đề không mới với mình, ít nhiều nó cũng len lỏi vào phong cách sống hiện tại của mình. Nhưng tối qua, E-WIT đã cho mình thêm góc nhìn mới hoặc như đã củng cố thêm niềm tin của mình về việc tạo giá trị và phụng sự cho cộng đồng.

IKIGAI - Source: E-WIT

Môi trường sống tạo nên những khoảnh khắc cho hạt giống của chúng ta. E-WIT, có phải là môi trường cho hạt giống trong bạn? Điều này chỉ mỗi bạn biết, bạn thử cho phép bản thân có vài trải nghiệm phiêu lưu cùng E-WIT để xem ngoài phát triển ngoại ngữ thì hạt giống CHÂN-THIỆN-MỸ của bạn có được nẩy mầm không bạn nhé!

“Hành trình vạn dặm, bắt đầu bằng một bước chân” (Lão Tử)

IKIGAI - Source: Youtube


Xử lý lỗi CredSSP encryption oracle làm remote desktop không được.

Lỗi CredSSP encryption oracle...
Thường xuất hiện khi remote desktop từ máy trạm đến Windows Server.
  • Sau khi cài đặt Windows Server.
  • Chạy Windows Update.
  • Mở firewall.cpl để mở port 3386 cho phép remote desktop.
  • Nhưng khi remote desktop mà vẫn xuất hiện hộp thoại này: 


Một trong những cách xử lý lỗi:

Bước 1: start -> run, gõ lệnh gpedit.msc.
Bước 2: Computer Configuration > Administrative Templates > System > Credentials Delegation.
Bước 3: Click chuột vào "Encryption Oracle Remediation"
  • Chọn Enabled.
  • Chọn Vulnerable ở mục Protection Level.

Có thể cần phải restart lại máy Windows Server.

Mô hình dữ liệu mối quan hệ thực thể (Entity-Relationship Data Model)

Mô hình dữ liệu mối quan hệ thực thể (Entity-Relationship Data Model)

Ví dụ: Thiết kế mô hình quan hệ thực thể (ER) cho cơ sở dữ liệu của trường đại học

Cơ sở dữ liệu của trường đại học

Lưu trữ thông tin chi tiết về sinh viên đại học (STUDENT), các khóa học (PROGRAM), học kỳ (COURSE) mà sinh viên đã tham gia một khóa học cụ thể (và điểm của sinh viên nếu sinh viên đã hoàn thành nó) và bằng cấp cho mỗi sinh viên đã đăng ký học. Cơ sở dữ liệu mang tính chất minh họa các mối quan hệ để dễ hình dung.

Entities:

  • STUDENT.
  • PROGRAM.
  • COURSE.

Attributes:

  • Sinh viên có một hoặc nhiều tên riêng, họ, mã định danh sinh viên, ngày tháng năm sinh & năm họ ghi danh lần đầu. 
  • Một chương trình có tên, mã định danh chương trình, tổng điểm tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp và năm bắt đầu.
  • Một khóa học có tên, mã định danh khóa học, giá trị điểm tín chỉ, một năm (ví dụ: năm 1) và một học kỳ (ví dụ: học kỳ 1).

Relationships:

  • Trường đại học cung cấp một hoặc nhiều chương trình.
  • Một chương trình được tạo thành từ một hoặc nhiều khóa học.
  • Một sinh viên phải ghi danh vào một chương trình.
  • Một sinh viên tham gia các khóa học nằm trong chương trình của mình.
  • Khi một sinh viên tham gia một khóa học, năm học & học kỳ sinh viên đó đã học sẽ được ghi lại. Khi sinh viên kết thúc khóa học, kết quả (điểm số) sẽ được ghi lại.

ER diagram

Giải thích:

  • STUDENT là một thực thể mạnh, với mã số định danh: Student_Id, được tạo ra để làm khóa chính dùng để phân biệt giữa các học sinh (chúng ta có thể có sinh viên cùng tên).
  • PROGRAM là một thực thể mạnh, với mã số định danh: Program_Id, là khóa chính được sử dụng để phân biệt giữa các PROGRAM.
  • Mỗi sinh viên phải đăng ký vào một chương trình, vì vậy thực thể STUDENT tham gia hoàn toàn vào mối quan hệ ENROLLS_IN nhiều-một với PROGRAM. Một chương trình có thể tồn tại mà không cần có bất kỳ sinh viên đăng ký nào, vì vậy nó tham gia một phần vào mối quan hệ này.
  • COURSE có ý nghĩa khi tồn tại PROGRAM, vì vậy nó là một thực thể yếu, với Course_Id như một khóa yếu. Có nghĩa là một thực thể COURSE được xác định duy nhất bằng cách sử dụng thêm mã định danh của PROGRAM: Course_Id và Program_Id. Là một thực thể yếu, COURSE hoàn toàn tham gia vào mối quan hệ xác định nhiều-một với PROGRAM của chính nó.
  • STUDENT và COURSE có liên quan thông qua mối quan hệ nhiều-nhiều: ATTEMPTS; một COURSE có thể tồn tại mà không có sinh viên và một STUDENT có thể được ghi danh mà không cần học bất kỳ khóa học nào.
  • Khi một sinh viên tiếp cận một khóa học, có những thuộc tính cần thiết để ghi nhận như: Year, Semester, Mark, Grade.


Kiến trúc Three-Schema

Ba cấp độ của trừu tượng hóa dữ liệu (Data abstraction).

Mục tiêu của kiến trúc này là tách những ứng dụng người dùng ra khỏi mô hình dữ liệu vật lý.

Kiến trúc three-schemas

Trong kiến trúc này, các lược đồ có thể xác định ở ba cấp độ sau:

1. External Schema

Lược đồ bên ngoài: Là phần cơ sở dữ liệu mà người dùng cụ thể quan tâm. Nó ẩn các chi tiết không liên quan đến người dùng như việc truy xuất hoặc lưu trữ dữ liệu.

Ví dụ: một người dùng phòng kinh doanh sẽ chỉ thấy dữ liệu liên quan đến bán hàng.

2. Conceptual Schema

Lược đồ khái niệm: Mô tả cấu trúc cơ sở dữ liệu của toàn bộ cơ sở dữ liệu cho cộng đồng người dùng. Lược đồ này ẩn thông tin về cấu trúc lưu trữ vật lý và tập trung vào việc mô tả kiểu dữ liệu, thực thể, mối quan hệ,...

3. Internal Schema 

Mô tả cách cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị vật lý như ổ cứng. Lược đồ nội bộ sử dụng mô hình dữ liệu vật lý và mô tả chi tiết đầy đủ về đường dẫn truy cập và lưu trữ dữ liệu cho cơ sở dữ liệu.

Ví dụ về kiến trúc three-schemas

Để rõ ràng hơn, hãy xem xét ví dụ về việc truy cập một trang web thông qua máy tính cá nhân.

Trình duyệt web trên máy tính của bạn là cấp bên ngoài (1) vì bạn chỉ nhận được trang web được hiển thị trên màn hình của mình mà không cần biết những gì đang diễn ra bên trong. Máy chủ lưu trữ trang web là cấp độ khái niệm (2) khi nó nhận yêu cầu của bạn, truy xuất dữ liệu bạn muốn từ cơ sở dữ liệu và sau đó gửi dữ liệu đó trở lại máy tính của bạn. Cơ sở dữ liệu (được lưu trữ trên một số phương tiện vật lý) đại diện cho mức vật lý. Nó chứa dữ liệu bạn quan tâm.

Tại sao phải sử dụng three-schemas

  • Nhiều người dùng sẽ truy cập vào cùng một dữ liệu, nhưng có thể xem các tùy chỉnh dữ liệu khác nhau.
  • Người dùng không cần tác động trực tiếp lên cơ sở dữ liệu vật lý.
  • Người quản trị cơ sở dữ liệu có thể thay đổi cấu trúc lưu trữ cơ sở dữ liệu mà không làm ảnh hưởng đến chế độ xem của người dùng.
  • Khi có các thay đổi được thực hiện đối với các khía cạnh vật lý của lưu trữ thì cấu trúc bên trong của cơ sở dữ liệu sẽ không bị ảnh hưởng.


Mô hình dữ liệu (Data models)

Giới thiệu về mô hình dữ liệu

Mô hình dữ liệu là một tập hợp các khái niệm hoặc ký hiệu để mô tả dữ liệu, mối quan hệ dữ liệu (data relationships), ngữ nghĩa dữ liệu (data semantics) & các ràng buộc dữ liệu (constraints data).

Để lưu trữ dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu, chúng ta cần một số cấu trúc dữ liệu. Nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu thường bao gồm một số cấu trúc dữ liệu phức tạp mà người dùng không sử dụng. Để hiệu quả về mặt truy xuất dữ liệu và giảm độ phức tạp cho người dùng, các nhà phát triển đã trừu tượng hóa dữ liệu (data abstraction), tức là ẩn các chi tiết không liên quan khỏi người dùng.

Các loại mô hình dữ liệu:

1 - Mô hình dữ liệu High-level conceptual

Mô hình dữ liệu High-level conceptual cung cấp cách trình bày dữ liệu tương tự như cách mọi người nhìn nhận dữ liệu. Một ví dụ điển hình là mô hình mối quan hệ thực thể, sử dụng các khái niệm như thực thể, thuộc tính và mối quan hệ.

Mô hình mối quan hệ thực thể

Một thực thể đại diện cho một đối tượng trong thế giới thực, chẳng hạn như một nhân viên hoặc một dự án. Thực thể có các thuộc tính đại diện như tên, địa chỉ và ngày sinh của nhân viên. Mối quan hệ thể hiện sự liên kết giữa các thực thể; ví dụ, một nhân viên làm việc trong nhiều dự án. Một mối quan hệ tồn tại giữa nhân viên và mỗi dự án.

2 - Mô hình dữ liệu Record-based logical

Các mô hình dữ liệu logic dựa trên bản ghi cung cấp các khái niệm mà người dùng có thể hiểu nhưng vẫn tương tự như cách dữ liệu được lưu trữ trên máy tính. 3 mô hình dữ liệu nổi tiếng thuộc loại này là:

  • Hierarchical: Cấu trúc này bắt buộc mỗi bản ghi CON chỉ có một CHA, trong khi mỗi bản ghi CHA có thể có một hoặc nhiều bản ghi con

Car có hai con là Engine và Body,...

  • Network: Sau này được thay thế bởi mô hình quan hệ.
  • Relational: Mô hình quan hệ biểu diễn dữ liệu dưới dạng quan hệ hoặc bảng. Ví dụ, hệ thống cơ sở dữ liệu trường đại học chứa nhiều bảng (quan hệ) mà lần lượt có một số thuộc tính (cột) và bộ dữ liệu (hàng).

3 - Mô hình dữ liệu Physical.

Biểu thị cách dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, cách nó được phân tán và sắp xếp trong bộ nhớ, và cách nó sẽ được truy xuất từ ​​bộ nhớ. Về cơ bản, mô hình dữ liệu vật lý đại diện cho mỗi bảng, cột và thông số kỹ thuật của nó, v.v. Nó cũng nêu bật cách các bảng được xây dựng và liên quan với nhau trong cơ sở dữ liệu.

Bảng STUDENT có liên quan đến bảng DEPARTMENT thông qua thuộc tính Dep_Id.

Chúng ta có thể thấy bảng STUDENT bao gồm các thuộc tính như Std_Id, Std_Name, Age với các kiểu dữ liệu của chúng, tương tự đối với bảng DEPARTMENT. Mũi tên cho thấy hai bảng này được kết nối như thế nào trong mô hình này.


Xuyên Việt - Phần 1

Xuyên Việt bằng xe máy, là một trong những mục tiêu mà tôi mong muốn thực hiện ít nhất một lần trong đời.

Thời điểm thực hiện chuyến xuyên Việt này đã chín mùi, khi các nhân duyên đã rất tốt. Nhiều lý do là  động lực để thực hiện được chuyến đi này:

  1. Bắt đầu bước đầu tiên của giai đoạn tự do tài chính.
  2. Kỷ niệm 10 năm làm việc tại một công ty.
  3. Mong muốn đặt chân ở thánh địa của thiền phái Trúc Lâm (Nơi có địa danh tên là Am Ngọa Vân).

Biết ơn các nhân duyên đã hỗ trợ như Ba Mẹ luôn liên lạc hỏi thăm, những người thân quan tâm trong suốt chuyến đi, đồng nghiệp đã hỗ trợ nhiều trong công việc được xuyên suốt, bạn bè gặp trong suốt chuyến đi.

Lịch trình.

Ngày                         Nghỉ đêm

0            30-Jun         Xuất phát từ Sài Gòn.
1            01-Jul          Phan Thiết
2            02-Jul          Phan Rang
3            03-Jul          Phú Yên
4            04-Jul          Quảng Ngãi
5            05-Jul          Quảng Nam
6            06-Jul          Đà Nẵng (nhà chị Vy)
           07-Jul          Huế
8            08-Jul          Đồng Hới
9            09-Jul          Hang Va
10          10-Jul          Phong Nha
11          11-Jul          Nghệ An 
12          12-Jul          Nghệ An (
Đồi chè Thanh Chương)
13          13-Jul          Ninh Bình
14          14-Jul          Hà Nội
15          15-Jul          Hà Nội
16          17-Jul          Quảng Ninh (Yên Tử)
17          18-Jul          Quảng Ninh (Vân Đồn) 

Sau khi tham quan và gặp gỡ một số đồng nghiệp ở Hà Nội thì mình gởi xe máy lên tàu hỏa để vận chuyển vào Hồ Chí Minh và mình đón xe bus xuống Quảng Ninh.

Số kilomet đi được khoảng hơn 2000.